Đại biểu Quốc hội: Đau lòng khi thấy bác sĩ phải… học võ!

Không bảo vệ đội ngũ y bác sĩ chẳng khác gì “lấy đá ghè chân mình”.

” Bệnh nhân là người chịu thiệt thòi đầu tiên” – Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (tỉnh Quảng Trị) nêu ý kiến. Nhiều đại biểu khác cho rằng, chính quyền các cấp phải cùng vào cuộc nghiêm túc chứ không chỉ riêng ngành Y tế.

học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, học võ tự vệ cho nữ, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm, thuốc võ bình định, học võ bình định, võ thuật y học, tập võ tây sơn bình định, học boxing ở tphcm

Chuyên gia tập huấn các kỹ năng ứng phó với bạo lực tại cơ sở y tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: TL

Phải có chế tài đủ mạnh…

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến thẩm tra về tình hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Vừa được tổ chức, lãnh đạo Bộ Y tế đã đề cập đến vấn đề “nóng” trong thời gian qua. Đó là tình trạng trật tự an toàn, an ninh tại một số bệnh viện chưa được đảm bảo. Tình trạng nhân viên y tế bị hành hung ngay tại bệnh viện một cách ngang nhiên. Cho thấy những nỗ lực của xã hội, bản thân ngành Y tế nhằm chấm dứt tình trạng này chưa đạt được hiệu quả.

Qua giám sát tại 7 tỉnh, các địa phương đều rất bức xúc. Do đó cần phải có những giải pháp khắc phục.

Còn đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) chia sẻ, bản thân ông thấy ngành Y tế đang cô đơn trong hành trình bảo vệ an toàn cho nhân viên. Các bác sĩ thay vì học khám chữa bệnh phải học võ”. Ông Thắng cho rằng, tình trạng đạo đức xuống cấp sẽ đẩy sự nghiệp y tế vào bờ vực. Nếu làm cho qua chuyện, làm để đối phó thì rất gay go. Do đó, phải làm nóng vấn đề này lên, lãnh đạo Đảng, chính quyền phải cùng vào cuộc nghiêm túc.

Cùng đó, ông Thắng đề xuất giải pháp phải truyền thông để người dân nhận thức được. Nếu không bảo vệ đội ngũ y bác sĩ chẳng khác gì “lấy đá ghè chân mình. Bệnh nhân là người chịu thiệt thòi đầu tiên”. Vị đại biểu này cũng cho rằng phải luật hóa. Không thể chỉ xử lý về hành chính. Phải có chế tài đủ mạnh để tạo tính răn đe. Chứ chỉ xử lý tội gây rối thì “không ăn thua”. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chỉ đạo yêu cầu cấp chính quyền địa phương vào cuộc. Nếu chỉ mỗi ngành Y tế và công an thì không giải quyết được.

Bác sĩ có nên học võ để tự vệ phòng thân?

Môi trường an toàn để các y bác sĩ làm việc bị đe dọa. Một số bệnh viện đã chủ động mở lớp học võ cho các nhân viên y tế. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chương trình “Tập huấn các giải pháp an ninh trong bệnh viện và các kỹ năng ứng phó với bạo lực tại cơ sở y tế”. Bệnh viện này đã mời Trung tá Đào Trung Hiếu – chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an. Võ sư Đinh Công Lịch – môn phái Nhất Nam tới hướng dẫn các kỹ năng tự vệ.

Lý giải cho việc mở lớp này, TS Nguyễn Huy Ngọc – Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi vào viện đều mang tâm lí căng thẳng và rất dễ bị kích động. Mâu thuẫn, xung đột xảy ra như một điều tất yếu. Việc tập huấn các kỹ năng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra cho nhân viên y tế là rất cần thiết. Bởi theo TS Nguyễn Huy Ngọc, nó giúp giải quyết các mâu thuẫn. Giảm thiểu, hạn chế tối đa các tình huống xấu có thể xảy ra. Tạo được môi trường làm việc thực sự an toàn cho cán bộ nhân viên y tế. Để cho người bệnh, người nhà người bệnh đến với bệnh viện được phục vụ đúng.

Với phương châm “Người bệnh là khách hàng, khách hàng là ân nhân”.

Trước đó, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bên cạnh nhiều giải pháp đảm bảo an ninh, Bệnh viện cũng mở những lớp võ thuật cho nhân viên y tế. Không phải nhằm mục đích chống trả lại khi bị tấn công mà để tự vệ khi cần thiết cũng như rèn luyện sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tổ chức thuê võ sư về dạy cho các y bác sĩ của viện. Điều dưỡng trưởng Khoa ngoại Đặng Ngọc Hà cho biết, lớp học võ có hơn 60 học viên. Một tuần ba buổi, cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên an ninh, tài xế… tham gia Câu lạc bộ võ thuật tại bệnh viện. Điều dưỡng viên Đỗ Sơn Bắc, Khoa Cấp cứu – Chống độc (một học viên của CLB) cho hay, khi anh chưa tham gia học võ, đã có những lúc anh thấy lo lắng. Nhưng sau khi học, tâm lý anh đã vững vàng hơn khi gặp những cá nhân kích động, căng thẳng.

“Tại bệnh viện đã từng xảy ra nhiều vụ việc xô xát với nhân viên y tế. Thậm chí dùng súng tự chế bắn vào nhân viên an ninh tại bãi giữ xe. 6 năm qua, nhờ có lớp học võ này mà các nhân viên y tế nhiều lần xử lý tốt tình huống xô xát trong bệnh viện”.  Học võ không phải để đánh nhau mà giúp bản thân khiêm tốn hơn, tính kỷ luật cao hơn. Ngoài ra, luyện tập võ thuật còn giúp các y bác sĩ có sức khỏe để thực hiện tốt công tác chuyên môn cứu người.

Bác sĩ, nhân viên y tế tham gia các lớp học võ đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Để phải dùng đến “tay chân” là “hạ sách”. Môi trường y tế không phải là môi trường đối kháng thể hiện “sức mạnh cơ bắp”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng biện pháp này không khả thi vì rất lâu và nguy hiểm. Nếu không may đánh trả gây thương tích, dù là tự vệ cũng khiến nhân viên y tế rơi vào vòng lao lí.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, học võ là để bác sĩ tự bảo vệ mình. Học võ không phải để đánh nhau mà là học võ để luôn biết làm chủ chính bản thân mình. Các bệnh viện thường xuyên tập huấn về an ninh. Mời chuyên gia hướng dẫn xử lý trong các tình huống giả định để cán bộ y tế biết cách xử trí khôn ngoan cũng là một trong các biện pháp để chấm dứt tình trạng bạo lực trong y tế.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn