Đặc trưng kỹ thuật của võ truyền thống Việt Nam là gì?

Võ Việt Nam, từ lúc hình thành và suốt quá trình phát triển, vốn là một phương tiện của chiến tranh giữ nước và mở mang đất nước. Võ Việt Nam có đủ quyền cước lẫn binh khí. Giúp cho con người Việt Nam có thể tự vệ chiến đấu tốt trong mọi tình huống.

Đặc trưng kỹ thuật của võ truyền thống Việt Nam

Một đặc trưng chung của Võ Việt Nam là bài bản nào cũng được ghi lại các đòn thế. Theo các thể thơ quen thuộc. Như: lục bát, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, tứ tự, song thất lục bát… Đó là chưa kể không ít bài quyền và bài binh khí còn có thêm bài phú toàn bằng tiếng Nôm.  Làm theo thể thơ lục bát, giúp cho người tập dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Nói khác đi, tổ tiên người Việt Nam đã sử dụng thơ ca giúp cho người tập Võ Việt Nam dễ hiểu, nhớ lâu. Giống như từng sử dụng các bài dân ca trong nhiều sinh hoạt thường nhật. Trong khi đó, thiệu của các bài Võ Trung Quốc chỉ là những câu chữ bằng từ Hán Việt rời rạc. Không có vần điệu, bởi không phải là thơ. Cho nên vừa khó hiểu, vừa khó nhớ.

võ tây sơn bình định, học võ tự vệ ở tphcm, học võ tự vệ ở đâu tphcm, học võ cho nữ, học võ cho người lớn tuổi

Tất cả bài quyền và bài binh khí của Võ Việt Nam có độ dài vừa phải, khoảng trên dưới 3 phút đi bài.

Các bài này triển khai chủ yếu hai hướng. Hướng trước mặt và hướng sau lưng. Nghĩa là chủ trương tấn công và phòng thủ là chính. Còn hai hướng trái và phải cũng có triển khai nhằm thể hiện sự tránh, né. Rồi cũng trở lại với hai hướng chính. Qua đó đã thể hiện kỹ thuật chiến đấu đặc thù của Võ Việt Nam là luôn chủ động tấn công.

Trong khi đó, các bài quyền và bài binh khí của Võ Trung Quốc được triển khai ra nhiều hướng: 3 hướng, 4 hướng, 5 hướng, 8 hướng. Với các đòn, thế mang đủ ý nghĩa: công, thủ, phản, biến… khá phức tạp. Làm cho người học phải tập trung cao độ hơn mới có thể nhớ được.

Võ Việt Nam có các kỹ thuật sử dụng: quả đấm, cánh tay, ngón tay, cạnh bàn tay, ức bàn tay, mu bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay… Nhưng độc đáo nhất là các kỹ thuật sử dụng: chỏ, các đòn đánh láy…

Võ Việt Nam cũng có các bài tập cao cấp. Như: luyện tập khí công, nội công, ngoại công; luyện tập công kích và chữa trị những huyệt đạo trên cơ thể. Các phương pháp kết hợp võ thuật và Đông y để điều trị những trường hợp bị đả thương, trập khớp… do quá trình tập luyện, thi đấu võ thuật mang lại.

Đặc biệt, Võ Việt Nam cũng không thiếu các bài học về đạo đức võ thuật.

Các bậc thầy võ thường áp dụng dạy dỗ cho môn sinh. Mang tính thực tiễn bằng những bài học rèn luyện đạo đức con nhà võ qua các câu chuyện mà những bậc thầy thường kể lại cho các thế hệ môn sinh. Nhằm rèn luyện những đạo đức con nhà võ. Như: kiên nhẫn, bình tĩnh, can đảm, vị tha, Góp phần hình thành nhân cách cho người tập, tạo nên lớp người thượng võ biết giữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tránh được tiếng “thất phu”, “võ biền”…

Võ Việt Nam do các thế hệ người Việt sáng tạo và liên tục bổ sung qua nhiều giai đoạn.

Luôn thích hợp với thể tạng và tâm sinh lý của người Việt Nam. Do vậy, khi tập luyện Võ Việt Nam, người tập sẽ vẫn giữ được vẻ uyển chuyển, mềm mại của con người Việt Nam trong trạng thái bình thường. Nhưng vẫn có được kỹ thuật tự vệ, chiến đấu hiệu quả!

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *