Để đảm bảo an toàn cho cá nhân và những người thân xung quanh. Học võ là bí quyết được nhiều người tìm hiểu và học hỏi. Có nhiều loại võ thuật khác nhau. Trong đó võ cổ truyền Việt Nam là bộ môn dễ thực hiện và được mọi người áp dụng. Võ cổ truyền Việt Nam có bao nhiêu môn phái là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Theo các chuyên gia, võ cổ truyền Việt Nam bao gồm có 5 môn phái:
– Môn phái thứ nhất: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc)
Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái. Sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Một số môn phái tiêu biểu của nhóm Bắc Hà bao gồm:
+ Thiên Môn Đạo: Có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Có khởi nguồn từ Chương Mỹ, Hà Nội.
+ Vật Liễu Đôi: Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
+ Nhất Nam: có lịch sử lâu đời trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Có khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Nam Hồng Sơn: do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập. Dựa trên cơ sở chương trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn. Vay mượn thêm một số kỹ thuật của võ Trung Hoa.
+ Hoa Quyền: do cố võ sư Hoàng Văn Thơ sáng lập dựa trên sở học võ thuật của bản thân và các kỹ thuật được các thầy Trung Hoa truyền dạy
+ Việt Võ đạo (Vovinam): Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là hệ thống pha trộn võ học gia đình. Võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác như Judo, Karate… Võ phái dựa trên kỹ thuật phản công ngang, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
– Môn phái thứ hai: Nhóm Bình Định (miền Trung)
Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chăm pa. Nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương.
Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận. Như: Roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc. Các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ đạo, Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia, Tiên Long Quyền Đạo…
– Môn phái thứ ba: Nhóm Nam Bộ (miền Nam)
Các phái võ Nam Bộ xuất hiện trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Dừng chân ở Nam Trung Bộ. Các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều võ sư ở miền Nam nổi danh được ví với “Tam nhật” (ba mặt trời) Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; “Tam nguyệt” (ba Mặt Trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; “Tứ tú” (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh.
Võ Thanh Tồng (Hai Ngữ) Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang. Như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng đã có Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.
– Môn phái thứ tư: Các môn phái có nguồn gốc từ Trung Hoa
Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Có một đặc điểm chung nhất cho các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam. Hầu hết là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt.
Danh sách không đầy đủ các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Bắc Mã Sơn, Lâm Sơn Động, Phật gia quyền, Không Động, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phật Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn…
– Môn phái thứ năm: Võ thuật Việt Nam ở nước ngoài
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, có nhiều kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp. Và có đến 30.000 võ sinh theo học.
Một số võ phái tại Pháp được coi là “cái nôi của võ thuật Việt Nam tại nước ngoài” như: Cửu Long võ đạo, Võ trận Đại Việt, Nam Hổ Quyền, Phái Trung Hòa…
Võ thuật cổ truyền ở Việt Nam đa dạng và được sắp xếp thành 5 môn phái rõ ràng. Hiện nay, việc tìm hiểu và lưu giữ các môn phái võ thuật ngày càng chiếm giữ vị trí hết sức quan trọng. Góp phần kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của võ thuật nước nhà.