Tại sao tất cả bác sĩ Việt Nam cần tập võ

"Tại sao tất cả bác sĩ Việt Nam cần tập võ": Những nỗi niềm giống võ sư Châu, võ sư Linh
Xử lý ảnh: Mạnh Quân.

Bạn tôi, một bác sĩ có 15 năm tuổi nghề. Cậu ấy bảo: Trước khi võ sư Vịnh Xuân Flores làm dậy sóng làng võ Việt, thì những chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều “cuộc đấu không cân sức” như thế.

Học võ để né và để… chạy

Nhìn tấm ảnh các y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy tươi cười tập võ. Bạn tôi thở dài: “Tập võ đương nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tôi hỏi ông: Vì sao các y bác sĩ vốn rất bận bịu lại chọn võ, chứ không chọn tập Gym hay các môn thể thao nhẹ nhàng khác?”.

Rồi anh tự trả lời: Ở bệnh viện, hoàn cảnh những y bác sĩ chúng tôi chẳng khác gì võ sư Đoàn Bảo Châu. Trần Lê Hoài Linh khi phải chống cự những đối thủ hoàn toàn không cân sức. Đó là những bệnh nhân và người nhà hung hãn.

“Khi tất cả xã hội còn chưa nghĩ ra được biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bác sĩ khỏi nạn hành hung. Tốt nhất là khuyến khích toàn bộ nhân viên y tế đi tập võ”.

Ngoài việc rèn luyện thể trạng, thì việc ra đời CLB Võ Thuật bệnh viện Chợ Rẫy ra đời có một mục đích. Quan trọng là y bác sĩ có sức khỏe để… tẩu vi thượng sách. Hoặc biết cách né đòn, đỡ đòn, khi bị đối tượng đang được mình cứu chữa, thi triển kungfu.

Vì thế, một trong những bài tập được HLV Vovinam Nguyễn Thanh Phương (một điều dưỡng viên) huấn luyện nhiều nhất cho đồng nghiệp chính là: Mở khóa tay, mở khóa ôm và té ngã thế nào để… không đau khi bị người nhà bệnh nhân “tóm” được hoặc xô ngã.

Chắc chắn không một lò võ bình thường nào lại luyện nhiều bài tập kiểu như thế.

Tại sao tất cả bác sĩ Việt Nam cần tập võ: Những nỗi niềm giống võ sư Châu, võ sư Linh - Ảnh 1.

CLB võ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) có khoảng 15 học viên là y bác sĩ, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ bệnh viện. Ảnh gốc: Văn Đức/VNN. Xử lý ảnh: Mạnh Quân.

Sự chán nản của nghề vinh quang

Bài phát biểu ngắn của Đại biểu QH, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu (hiện là PGĐ Bệnh viện Đại học Y) trên nghị trường, vô tình phản ánh phần nào nhu cầu học võ của y bác sĩ:

“Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay tại BV Bạch Mai đã có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt quả tang. Còn BV Thanh Nhàn riêng trong năm 2016 có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm doạ, hành hung. Tất nhiên các con số này chỉ là rất nhỏ so với thực tế vì rất nhiều các trường hợp không báo cáo, thống kê.

Đã có nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng. Đã có những côn đồ manh động vào tận bệnh viện truy sát, cắt cổ giết người…”.

Một người bạn từ thời cấp ba của tôi, bác sĩ Tuần, đã định bỏ nghề không dưới 3 lần sau 19 năm công tác. Anh làm ở một trung tâm y tế không lớn tại Hà Nội. Nhưng vẫn phải đối phó với những áp lực kinh khủng.

Có những ngày, 90 phút đáng lẽ được nghỉ trưa, thì anh phải cấp cứu đến 7 ca sốt xuất huyết. Trong đó 2 ca nặng phải thở oxy. Một bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn cuối, huyết áp đã về 0, sự sống thực sự chỉ được duy trì bằng thuốc và máy.

Nhân lực cả khoa Nội có 4 bác sĩ. Hai người đi học, nên gánh nặng đè cả lên vai hai người. Họ vừa cấp cứu vừa tranh thủ viết bệnh án, giao ban cấp cứu cho mấy chục người.

Sau những đêm thức trắng đến kiệt sức. Anh bảo: “Ôi, chán kinh khủng với công việc được coi là vinh quang này”. Hết mỗi ngày rộc rạc, Tuần chỉ mong đừng để lại hậu quả gì. Anh biết “mỗi hậu quả, dù là bất khả kháng. Bác sĩ cũng có nguy cơ lãnh đủ”.

Cái “võ tự vệ” duy nhất khiến Tuần chưa bỏ nghề chính là những tin nhắn đầy biết ơn của nhiều bệnh nhân được anh điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư.

Bạn bè Tuần bảo, “cứu một người bằng xây 7 tòa tháp. Thôi ráng thêm chút nữa với nghề, để phúc đức cho con cháu”.

Tại sao tất cả bác sĩ Việt Nam cần tập võ: Những nỗi niềm giống võ sư Châu, võ sư Linh - Ảnh 2.

“Bác sĩ đã khổ, con bác sĩ còn khổ hơn”

Thùy Lan, bác sĩ ở một viện quân y miền núi, nhiều đêm trực đã phải mang cả 3 đứa con đi trực cùng mẹ. Nhiều người thân đã rơi nước mắt khi nhìn tấm ảnh 3 đứa con cô ngủ lăn lóc ở bệnh viện vì phải đi trực đêm với mẹ.

Cô viết trên facebook: “Chẳng biết đến bao giờ mới hết cảnh này. Mẹ đi trực, cả một đàn 3 đứa con đi trực theo.

Chàng bé được đúng 12 tháng tuổi, chưa cai sữa. Mẹ đi trực, dĩ nhiên chàng phải đi cùng. Và nàng lớn phải đi theo để còn trông em khi mẹ có bệnh nhân cần cấp cứu. Bố đi công tác xa. Tất nhiên nàng bé 5 tuổi không thể ở nhà một mình, vậy là đi tất.

Cái giường phòng trực rộng 1,1m, tạm đủ cho mẹ và 2 em. Nàng lớn phải nằm ghế salon, nên không mắc được màn. 4h sáng nàng ta bị côn trùng bò vào tai, gào toáng lên. Sang phòng nội soi thấy con kiến gió đang giẫy giẫy trong tai, sợ!

Vất vả nhất là sáng ra, mẹ phải dậy sớm để viết báo cáo trực. Sáu giờ sáng là mẹ phải lùa đàn con dậy, chở chúng về nhà cách 7km.

Cho các con vệ sinh răng miệng, làm cháo cho chàng bé rồi đi “rải” con. Đứa đến lớp, đứa đến chỗ gửi. Xong mẹ cấp tốc đến viện để giao ban cho đúng 7h. Thương con, thương mình nhiều quá”.

Thùy Lan kết luận: “Làm bác sĩ đã khổ, làm con bác sĩ còn khổ hơn”.

Thùy Lan không học võ để tự vệ và thoát hiểm như các đồng nghiệp bệnh viện Chợ Rẫy. tôi không biết chị dựa vào “thế võ nào” để vượt qua những ngày khốn khổ ấy của cái nghề mang lại sức khỏe, hy vọng, cuộc sống cho người khác.

“Hàng rào cuối cùng”

Bác sĩ Võ Xuân Sơn khẳng định chuyện nhiều người trong ngành y khuyên con cái mình đừng theo nghề bố mẹ. Là có thật vì “có vẻ như cuộc sống của các bác sĩ luôn chìm ngập trong nhiều nỗi sợ hãi”: Sợ lây bệnh, sợ bị đánh, sợ bị đền, sợ đồng nghiệp không bảo vệ…

Ngày 19/6, khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung điều 134 về tình tiết tăng nặng khi hành hung người đang “chăm sóc sức khoẻ cho mình”. PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu vui lắm.

Nhưng ông bảo, niềm vui sẽ trọn vẹn hơn việc bổ sung thêm được 4 chữ, thành hành hung người đang “chữa bệnh cho mình và người thân mình”. Vì người nhà bệnh nhân mới là thủ phạm hàng đầu hành hung y bác sĩ.

Con đường tự vệ của các y bác sĩ chưa bao giờ dễ dàng.

Những cán bộ y tế tập võ ở bệnh viện Chợ Rẫy biết rằng. Ngoài việc đối phó với nạn hành hung, thì tinh thần võ đạo sẽ giúp họ biết nhẫn hơn, kiềm chế hơn khi họ bị ứng xử thô bạo.

Họ biết rất rõ “võ thuật là hàng rào cuối cùng để nhân viên y tế tự vệ khi bệnh nhân hay thân nhân đi quá giới hạn”.

Nhưng nếu mỗi ngày y bác sĩ đều buộc phải sử dụng đến cái “hàng rào cuối cùng” ấy. Thì chắc chắn họ sẽ bị knock out giống các võ sư nhỏ bé, cao tuổi trước vô số “Flores”.

Khi họ gục xuống, thì ai sẽ gượng đứng lên để cứu người???

Một báo cáo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Bộ Y tế cho thấy: Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang: 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn