Quảng bá võ cổ truyền Việt Nam

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Võ cổ truyền luôn được coi là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Việc gìn giữ, phát triển võ cổ truyền Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm.

PGS.TS Hoàng Vĩnh Giang, chủ tịch liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cho biết: “Võ cổ truyền Việt Nam là một môn thể thao dân tộc. Tất cả các tỉnh thành đều trọng thị. Nó là nội dung không thể thiếu trong đại hội thể dục thể thao 4 năm 1 lần toàn quốc. Gồm 2 phần là các bài quy định và đấu đài. Thi thoảng có biểu diễn công phá… Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ có các bài quy định cũng như không chỉ có đấu đài. Nhiều võ phái có thể biểu diễn tự do hoặc biểu diễn xuất phát từ môn phái. Như vậy mới có thể góp phần bảo tồn di sản cha ông của môn phái đó để lại”.

Cần “ngôi nhà chung”

Nếu như các nước như Nhật Bản có karate và judo. Hàn Quốc có taekwondo. Trung Quốc có wushu. Hoặc các nước xung quanh như Indonesia có silat. Việt Nam đã phát triển được vovinam là nội dung thi đấu thứ 3 của sea games. Tuy nhiên, võ thuật cổ truyền Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

võ bình định ở tphcm, rượu thuốc gia truyền bình định, rượu xoa bóp gia truyền bình định, học võ buổi sáng tp hcm, thuốc xoa bóp gia truyền bình định, học võ tự vệ ở tphcm, lớp học võ cho nữ tphcm, thuốc xoa bóp trị chấn thương võ thuật, học võ tự vệ cho nữ ở tphcm, võ tự vệ ở tphcm, thuốc võ bình định, kick boxing là gì, thuốc võ gia truyền bình định, học muay thái ở tphcm, học võ ở tphcm, thuốc xoa bóp gia truyền đặc biệt, địa điểm học kick boxing ở tphcm, võ tây sơn bình định, học kick boxing ở tphcm, lớp học võ cho người lớn tuổi, học võ bình định , học võ thuật tây sơn bình định tại tphcm, võ thuật y học , tập võ tây sơn bình định , học boxing ở tphcm

Để phát triển võ cổ truyền, một trong các giải pháp là đưa các bài quyền cơ bản vào chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường.

Đặc thù võ cổ truyền Việt Nam là có hàng trăm môn phái.

Làm sao để chuẩn hóa để thiết lập hệ thống chung để các môn phái có thể học theo là điều không đơn giản. Để có thể thống nhất được, trước mắt liên đoàn võ thuật Việt Nam cần tập hợp các bài quyền. Các đòn thế chuẩn, hệ thống, võ phục thi đấu. Viết thêm nhiều tài liệu mà đặc biệt là triết lý về võ học từ những điều đơn giản như tại sao lại mang đai trắng, đai đen. Rồi sau đó mới có thể đi phổ biến qua các địa phương, các câu lạc bộ và võ sư.

Khó khăn tiếp theo nằm ở chỗ khi đã chuẩn hóa được hệ thống chung thì phải làm sao để các quốc gia khác công nhận bởi võ cổ truyền Việt Nam không chỉ phát triển ở nước ta mà phải nâng tầm ra khu vực. Tức là được nước có hiện diện của võ cổ truyển Việt Nam công nhận (chính thức). Chứ không phải hoạt động đơn lẻ, tự phát (không chính thức).

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ trưởng vụ thể thao thành tích cao cho biết: “Từ trước đến nay không có một ngôi nhà chung cho võ cổ truyền. Cái khó nằm ở chỗ các quốc gia khác cần công nhận võ cổ truyền Việt Nam. Mà công nhận ở đây là phải các tổ chức thể thao chính thống của quốc gia đó (ví dụ như ủy ban Olympic).

Bên cạnh đó, là kinh phí nhằm hiện đại hóa trang thiết bị khi thi đấu. Như bảng điện tử, linh đài chuẩn, vấn đề võ phục, vấn đề chuyên môn hành chính.

Bởi võ cổ truyền không đơn giản như karate chỉ mặc áo trắng và đai đen là ra thi đấu”.

Tìm hướng “ra biển lớn”

Võ cổ truyền Việt Nam đang tìm ra hướng đi sao cho hợp lý. Việc tổ chức các sự kiện võ thuật hàng năm như thi đấu quyền. Thi đấu đối kháng không chỉ là giao lưu hội nhập mà còn phổ biến quy chuẩn quốc gia. Thông qua những đại diện các nước trên thế giới về tham dự để giới thiệu cho họ về võ cổ truyền Việt Nam.

Có thể tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo về võ cổ truyền Việt Nam tại một quốc gia nào đó. Về phát triển võ cổ truyền trong nước. Mới đây, được sự đồng ý của Chính phủ, Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam đã đưa những bài quyền cơ bản vào giáo dục thể chất của học sinh phổ thông. Tương lai sẽ định hướng các em vào tập luyện võ cổ truyền. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa và có chiến lược lâu dài nhằm xây dựng võ cổ truyền Việt Nam.

Ông Phạm Việt Khoa, Phó chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cho biết: “Năm tới có Beach Game Châu Á được tổ chức tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội cho võ cổ truyền Việt Nam vì được đưa vào chương trình thi đấu chính thức.

Vấn đề cần làm là làm sao chuẩn hóa để đưa vào nội dung thi đấu.

Bởi châu Á có tất cả 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ cần có khoảng 20 quốc gia tham dự là chúng ta đã thành công.

Cũng cần thông qua kênh ngoại giao với các nước có tập luyện võ cổ truyền Việt Nam. Tạo điều kiện ủng hộ các võ sư ở nước đó để họ tiếp tục phát triển. Đồng thời nếu các nước chưa chuẩn hóa được thì chúng ta lại phải có trách nhiệm chuẩn hóa cho họ. Có như vậy chúng ta mới quảng bá được hình ảnh võ cổ truyền Việt Nam ra khu vực và thế giới”.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *