Xử lí chấn thương trong võ thuật

Cựu vô địch Quyền Anh tự do Bill Wallace đã bị một vết thương đáng sợ trong đợt tập huấn Judo năm 1966: bị đứt dây chằng đầu gối chân phải.

Các bác sĩ y khoa bảo chỉ có 50% hy vọng sử dụng lại chân phải thôi. Không nản chí, Bill vẫn tiếp tục luyện tập. Càng tập, ông càng thấy đau dữ dội. Nhưng với ý chí phi thường, Bill cuối cùng đã tập Judo lại như thường. Và rồi vào năm 1971, tai họa lại đến, Bill bị chấn thương ngay đầu gối phải- Vết thương cũ, và phải nghỉ tập. Tất cả những điều đó không khuất phục nổi Bill Wallace; sau một thời gian khổ luyện không ngừng, ông đã trở lại thảm tập, dù phải mang một miếng nối khớp gối khá nặng. Bây giờ, ông đã có thể đi, đứng bình thường và sử dụng được cả đòn chân. Sau đây là những kinh nghiệm quý báu của Bill Wallace về xử lý chấn thương trong võ thuật.
học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, học võ tự vệ cho nữ, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm, thuốc võ bình định

Có ai tập võ mà không bị chấn thương ít nhiều đâu, phải không các bạn?

Vấn đề là làm sao chữa lành mà không để lại những di chứng tai hại về sau. Đó chính là hành trang không thể thiếu của tất cả những ai say mê võ thuật.

Trước hết phải kể đến các ngón chân, nhất là với môn Karaté bởi bạn phải tập chân không. Mà dù có mang giày đi nữa, các ngón chân vẫn có nguy cơ trật khớp, bong gân và đôi khi bị gãy xương khi bạn đá trúng cùi chỏ, đầu gối v.v… của đối thủ. Đó là chuyện xảy ra thường xuyên trên sàn tập.

Kế đến là bong gân, chảy máu và tụ máu bầm, thường xảy ra khi bạn tung những đòn quá cương mãnh hoặc bị va chạm mạnh. Bạn phải cẩn thận với vùng quanh mắt và mũi, chỉ cần trúng đòn hơi mạnh là chảy máu rồi. Các mảnh xương xương nhọn vùng mắt dễ làm toạc da bạn lắm.

Phần dễ bị thương nữa là bàn tay.

Bởi vậy khi tập đấm bao cát nặng, bạn nên băng tay lại hoặc đeo găng. Nhưng rồi khi đấm hăng quá, bạn sẽ quên mất là cổ có thể bị trật khớp, bong gân và tay có thể tuột da.

Chấn thương trầm trọng hơn nhiều là vẹo vách ngăn mũi. Như ta biết, cấu tạo của mũi gần 99% là sụn, mà sụn thì rất dễ bị méo mó và chẳng bao giờ thẳng lại được. Đó là lý do tại sao các võ sĩ quyền Anh, quyền Thái (Thai boxing) và Kickboxing, mũi họ trông khá bằng phẳng (mũi tẹt). Về mũi của tôi thì quả là một kỷ niệm tệ hại nhất trong những năm tập luyện. Lúc đó tôi đang luyện song đấu, với một đối thủ khó nuốt. Dù vậy vẫn dồn anh ta vào một góc, và ung dung tung những đòn đẹp mắt.

Bất thình lình, anh ta bật lên và đầu anh ta đánh cốp ngay giữa mũi tôi. Máu tuôn ra như vòi phun nước vậy. Thật tệ, tôi phải mất 15 phút để cầm máu. Về nhà tôi không thấy đau lắm, nhưng mũi cứ giựt giựt hoài. Soi gương thấy mũi vẫn thẳng, tôi hơi an tâm, chứng tỏ nó chưa gãy. Nhưng rồi khi ngửa đầu ra sau, tôi thấy vách ngăn mũi méo đi một cách thảm hại, cho đến tận ngày nay.

Tất cả các chấn thương đó xảy ra quá thường xuyên, bởi vậy cách chữa lành chúng là điều thật quan trọng.

Làm sao đây? Thưa các bạn, nghỉ ngơi. Đó chính là bí quyết. Vâng, nghỉ ngơi. Bạn cần thời gian để dưỡng thương. Và dĩ nhiên không phải chỉ 1, 2 ngày. Cơ thể chúng ta là một bộ máy tuyệt diệu. Khi có những vấn đề trục trặc, nó báo cho bạn ngay, bằng cách gây đau đớn. Và lúc đó, khôn ngoan nhất là nghỉ ngơi để vết thương đủ thời gian lành hẳn. Một tuần, hai tuần hoặc đôi khi cả tháng cũng không sao. Nghỉ ngơi một tháng còn hơn, vâng! Còn hơn phải giã từ võ thuật vì những hậu quả tai hại của chấn thương, các bạn đồng ý chứ?

Theo ” Sổ tay võ thuật”

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn