Võ Bình Định và con đường đi đến vinh quang của võ sư bán rau Hà Trọng Đăng (Nguyễn Hải Đăng)
Năm 37 tuổi, ông Nguyễn Hải Đăng (tức võ sư Hà Trọng Đăng, võ đường Tây Sơn Bình Định, KP.5, phường Hố Nai, TP.Biên Hòa) mới lọ mọ tìm đến võ đường của võ sư Hà Trọng Ngự tại phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa) xin nhập môn. Thấy ông ham học lại lớn tuổi nhất trong đám môn sinh, võ sư Hà Trọng Ngự (Trưởng môn phái Tây Sơn Bình Định) luôn dành tình cảm và thời gian để bồi dưỡng cho người học trò này.
Nhớ lại quãng thời gian 12 năm khổ luyện, võ sư Hà Trọng Đăng hóm hỉnh tỏ bày, việc ông thường xuyên bị vợ (bà Nguyễn Thị Mùi) phàn nàn không muốn cho đi học, bắt ở nhà phụ bà nuôi con thì ông xem đó là luyện ý chí. Còn chuyện ngày nào cũng đẩy xe rau muống ra chợ cho vợ bán, ông xem đó là việc rèn luyện thể lực. Riêng việc mỗi tối núp sau nhà luyện tập được ông xem là rèn luyện tính kiên nhẫn.
* Đam mê võ thuật
Sau khi học xong lớp 9, ông Hà Trọng Đăng rời quê lúa Thái Bình vào Biên Hòa giúp người cô ruột Nguyễn Thị Bi buôn gánh, bán bưng. Thương đứa cháu nghèo dở dang chuyện học, bà Bi cho Đăng đi học nghề mộc để có tương lai hơn sau thời gian dài giúp bà chở rau muống đi bỏ khắp các chợ.
Học xong nghề mộc, ông Đăng được bà Bi đứng ra cưới cho cô vợ cùng quê “môn đăng hộ đối” như hoàn cảnh của ông. “Lấy vợ, sinh con, tôi thôi làm mộc để phụ vợ buôn bán rau muống cùng cô Bi.
Do nhà có mình tôi là trai tráng nên tôi nhận nhiệm vụ đi cắt rau, chở rau. Hồi đó chưa mua được xe máy nên tôi phải cật lực thồ hàng cây số từ vườn ra chợ bằng xe đạp cho cô Bi và vợ bán” – võ sư Hà Trọng Đăng kể.
Tuy gia đình chẳng có ai theo nghề võ, nhưng ông Đăng lại mê mà chẳng có tiền để học. Bà Bi nhớ lại, khi ông Đăng đặt vấn đề xin bà và vợ cho ông đi học võ để rèn luyện sức khỏe, bà Bi vẫn không khỏi ngạc nhiên vì ông đã bước vào tuổi 37, con thì sắp có đứa thứ 3, nhà xiêu vẹo, ăn uống thiếu thốn sao mà học được.
Riêng bà Mùi (vợ ông) thì thảng thốt bật cười, không dám tin đó là lời nói thật của ông. “Thấy cháu nài nỉ, thuyết phục tôi và vợ cháu mãi, cuối cùng chúng tôi cũng đồng ý với điều kiện học nhưng phải chu toàn công việc để còn lo cho gia đình” – bà Bi nói.
Được cô ruột và vợ đồng ý, ông Đăng như đứa trẻ lên 10, đẩy xe rau muống nặng hơn tạ, ào ào ra chợ, giao cho bà Bi, bà Mùi ngồi bán, rồi lập tức quay về nhà thay áo quần tươm tất ra võ đường của võ sư Ngự xin nhập môn.
Nhìn thấy môn sinh có tuổi, chưa một ngày ra sân tập, võ sư Ngự vẫn nhận ra sự đam mê của ông nên vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên, võ sư Ngự vẫn giáo huấn ông Đăng rằng, học võ không chỉ có đam mê là đủ mà cần phải bền chí và khổ luyện thì mới thành công.
“Vì tôi lớn tuổi nhất trong nhóm môn sinh năm ấy nên thầy Ngự còn kêu tôi đến võ đường dạy bảo thêm ngoài giờ học chính. Thấy tôi nắm bắt nhanh, tố chất tốt nên thầy mạnh dạn dạy thêm những thế đòn khó sớm hơn các môn sinh nhập môn cùng khóa” – võ sư Đăng nhớ lại.
* Khổ luyện võ thuật
Để có tiền theo đuổi việc học, ông Đăng vừa phụ vợ, phụ bà Bi cắt rau, chở rau ra chợ, vừa kiêm luôn cả việc chăm con, nội trợ để vợ và bà Bi có thêm thời gian bám chợ đến khuya (bán thêm đậu hũ).
Thấy chồng quá mê võ, trong khi kinh tế gia đình trong lúc túng quẫn, con có đứa thứ 4, rồi thứ 5, bà Mùi sau mỗi buổi chợ ế ẩm thường về phàn nàn. Bà Mùi thật thà kể, đôi lúc vì nặng gánh lo cho chồng, con ăn học nên bà cũng tủi thân. Những lúc ấy, bà trách ông sao không đi học bác sĩ, kỹ sư để sau này kiếm tiền phụ bà nuôi con chứ nghề võ thì có ai hiếp đáp đâu mà học nhiều.
“Tuy vậy, thấy ông lén ra sau nhà tập luyện để chờ ngày thi lên đai, lên phẩm. Ý ông ấy tìm nơi kín đáo tập luyện để tránh sự bực bội của tôi và sự nhòm ngó chê khen của hàng xóm” – bà Mùi tâm sự.
Võ sư Hà Trọng Đăng cho biết, ông lấy họ thầy làm hiệu mở võ đường theo quy định của môn quy. Hiện ông đã đào tạo được 2 môn sinh đạt trình độ chuẩn võ sư (cấp 17) và 3 môn sinh là huấn luyện viên (cấp 16), nhiều môn sinh đạt huy chương bạc, đồng cấp tỉnh qua những mùa thi đấu.
Tâm niệm dạy võ của ông vẫn theo ý nguyện của võ sư Hà Trọng Ngự là dạy nghề chứ không bán nghề. Cũng vì lý do đó, ông Đăng sẵn sàng miễn phí cho những trò nghèo, đam mê và thầy trò cùng nhau góp tiền để tham gia các giải đấu trong TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo thời gian, ông Hà Trọng Đăng dần dà được bà Mùi thông cảm, người cô ruột thì luôn dùng lời tốt bênh vực. Riêng các con ông Đăng thì nhìn cha tập võ thích thú nên cũng quên buồn.
Sau 7 năm khổ luyện và bước sang tuổi 44, ông Đăng đã lủng lẳng đai vàng (cấp 14) về nhà khoe vợ, cô và con. Đồng thời, ông được võ sư Ngự đứng tên mở lớp tại nhà ông và giao ông đứng ra quản lý, truyền dạy lại cho nhóm đàn em kế cận thay thầy.
“Lúc này, thầy Ngự không thu học phí của tôi nữa và thời gian học nâng cao không còn bộn bề như trước. Vì vậy, tôi quay lại nghề mộc để có thêm đồng ra đồng vào giúp vợ, theo đuổi niềm đam mê võ thuật” – võ sư Hà Trọng Đăng tỏ bày.
Năm 2000, một võ sĩ tìm đến nhà ông tá túc sau trận thua đài bị gãy chân, ông Đăng thương bạn nên nâng đỡ tận tình. Cảm tạ tấm chân tình của người học võ già, người bạn võ sĩ kia đã dạy cho ông nghề cắt tóc mưu sinh để theo đuổi nghề võ.
Nhờ đó, ông Đăng có thêm nghề thu nhập cũng kha khá nên bà Mùi rất hài lòng. Nhờ được võ sư Ngự tận tụy truyền dạy những bí quyết quyền thuật và sự khổ luyện của bản thân, vào năm 49 tuổi, ông Đăng đã được Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam cấp bằng võ sư.
“Do tôi là người lớn tuổi nhất và theo thầy từ lúc võ sư Ngự mở võ đường Tây Sơn Bình Định tại phường Tam Hiệp những ngày đầu nên tôi được thầy chọn là huynh trưởng trong 6 võ sư môn phái Tây Sơn Bình Định tại Đồng Nai” – võ sư Đăng cho hay.
Sau ngày võ sư Ngự về TP.Hồ Chí Minh mở võ đường mới, phát huy và truyền bá môn võ Tây Sơn Bình Định, ông Đăng cùng với các đồng môn là võ sư được võ sư Ngự tạo điều kiện mở các võ đường Tây Sơn Bình Định nhiều nơi trên đất Biên Hòa.
Ông Đăng cho biết, các môn sinh của Tây Sơn Bình Định phải nhập tâm 3 điều khi nhập môn là: kính tổ – trọng thầy – mến bạn. Võ Tây Sơn Bình Định rất đa dạng và phong phú. Bất cứ môn phái nào cũng theo bí quyết quyền thuật, một sức mạnh tổng hợp, dung hòa trên, dưới, trái, phải, trước, sau.
“Tôi là dân Bắc, có tuổi, mê võ Bình Định cũng vì sự kỳ diệu tiếng tăm của các bậc sư tổ, sư thầy” – võ sư Đăng thổ lộ.
Nếu các bạn cũng có đam mê võ thuật, dù là mong muốn học võ để tự vệ, học võ để tăng cường sức khỏe, dẻo dai linh hoạt hoặc để làm quen kết bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. Luôn hoan nghênh chào đón tất cả các bạn.
Võ đường Hà Trọng Ngự – Hà Trọng Kha Vy – Hà Trọng Đăng: dạy võ Bình Định ở tphcm, dạy võ tự vệ ở tphcm, dạy võ Muay thái ở tphcm, Dạy quyền anh ở tphcm, vo tu ve, vo tu ve hcm, day vo de tu ve, dạy võ tự vệ, day vo muay thai hcm, dạy muay thái, day muay thai tu ve, Dạy quyền anh ở tphcm, day quyen anh hcm, dao tao quyen anh hcm, quyền anh sài gòn, lò luyện quyền anh sài gòn, trường dạy quyền anh, trung tâm võ thuật hcm, trung tâm dạy võ Sài Gòn, day vo binh dinh o hcm, vo binh dinh hcm