Trẻ em học võ – Tại sao không?

Để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện thì ngoài việc trau dồi kiến thức. Các môn năng khiếu, rèn luyện thể lực như võ thuật cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Vậy cụ thể, học võ mang lại những lợi ích gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Học võ giúp nâng cao thể lực

Khi nhắc tới cái tên “Lý Tiểu Long” thì chắc hẳn không ai còn lạ lẫm nữa. Vậy điều gì đã làm con người nhỏ bé ấy trở nên nổi tiếng? Sự nổi tiếng của ông chính là nhờ vào việc được học võ từ nhỏ.
Mặc dù mang vóc dáng nhỏ bé đặc trưng của người Châu Á. Nhưng Lý Tiểu Long vẫn có thể đánh bại những đối thủ đến từ Tây phương có trọng lượng gấp đôi. Ngoài ra, ông còn có thể đất bằng hai ngón tay, kéo xà đơn bằng một tay và rất nhiều những việc phi thường khác.
Tất nhiên, không phải ai học võ từ nhỏ cũng có thể trở thành Lý Tiểu Long hay huyền thoại võ thuật nào đó . Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng để tạo nền tảng sức khỏe tốt nhất. Bởi sức khỏe chính là vốn quý nhất của con người.

Bé học võ

Học võ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân

Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì tệ nạn càng gia tăng. Ngay cả người lớn khi đối mặt với những kẻ cướp giật, bắt cóc… còn hoang mang, lo sợ, huống hồ những đứa trẻ yếu ớt. Trong khi đó, cha mẹ và thầy cô lại không thể đi theo để bảo vệ các bé 24/24.
Cách tốt nhất để bé có thể tự mình ứng phó trong trường hợp gặp đối tượng xấu. Phổ biến nhất là tình trạng bạo lực học đường chính là cho trẻ học võ.

Học võ giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục quốc tế đã chỉ ra rằng, ngoài việc học tập các môn học chính trên lớp thì trẻ cần được tham gia các hoạt động thể chất để trí não được phát huy tối đa năng lực tư duy, sáng tạo.
Đa số mọi người đều nghĩ rằng học võ là để rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe mà không hiểu rằng, môn học đặc biệt này còn đóng góp rất tích cực vào sự phát triển trí não của trẻ. Khi học võ, trẻ cần ghi nhớ các đòn thế, lối đánh để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, chuẩn xác vào các tình huống thực hành cụ thể. Điều này giúp cải thiện trí nhớ và năng lực phản xạ của trẻ.
Nói tóm lại, võ thuật đã không còn là môn học của “những kẻ thất phu” như quan niệm của người xưa, mà ngày nay, nó trở thành một môn quan trọng mang ý nghĩa tích cực, cần được phát triển nhân rộng hơn nữa trong chương trình giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng./.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *