Boxing là Boxing, vẫn là môn thể thao đối kháng mạnh mẽ với những cú đấm.
Tuy thế, Boxing nghiệp dư vẫn khác với Boxing chuyên nghiệp tại nhiều mặt.
Mới đây, tại ASIAD 2018, Trần Văn Thảo đã không thể đem về chiến thắng cho đội tuyển Boxing Việt Nam. Đáng nói là anh thất bại dưới tay một vận động viên nghiệp dư trong khi Thảo lại là một tay đấm chuyên nghiệp sở hữu đai WBC Châu Á.
Nhưng có đúng là chuyên nghiệp thì luôn luôn phải chiến thắng nghiệp dư? Sự khác biệt của Boxing nghiệp dư và chuyên nghiệp là gì. Và tại sao lại có thể ảnh hưởng đến võ sĩ sâu sắc như thế?
Dù là nhà vô địch chuyên nghiệp, Văn Thảo vẫn gặp thất bại tại một trận đấu nghiệp dư.
Boxing hạng nặng: Qua rồi thời “nồi đồng đập cối đá”?
Sự khác nhau về luật:
Hiệp đấu: Boxing chuyên nghiệp có số lượng hiệp đấu từ 4 hiệp đến cao nhất là 12 hiệp. 3 phút mỗi hiệp và giải lao 1 phút. Trong khi đó, Boxing nghiệp dư chỉ từ 3 hiệp trở xuống. Thời gian mỗi hiệp dao động từ 2 phút đến 3 phút một hiệp.
Nhiệm vụ trọng tài: Đối với Boxing chuyên nghiệp, nhiệm vụ của trọng tài là duy trì trận đấu đúng luật. Tại một số thời điểm, trọng tài có quyền can thiệp vào điểm số của võ sĩ. Đối với Boxing nghiệp dư, nhiệm vụ chính của trọng tài là bảo vệ võ sĩ. Trọng tài không có quyền can thiệp vào điểm số
Tại Boxing nghiệp dư, trọng tài có nhiệm vụ chính là giữ an toàn cho võ sĩ thi đấu.
Lỗi: Boxing nghiệp dư quy định nhiều những lỗi sau: Dùng tay hoặc chỏ đẩy hoặc che mặt đối thủ, ôm giữ tay đối thủ, đánh vỗ lòng găng, không lùi lại khi trọng tài hô “Break”. Cố ý ra đòn ngay sau khi trọng tài hô “Break”. Đây là những lỗi không có trong Boxing chuyên nghiệp. Mục đích chính của Boxing nghiệp dư là “thể thao hóa” bộ môn Boxing và bảo vệ sự an toàn cho võ sĩ tham gia thi đấu.
Đối với Boxing Olympic, đây là LỖI.
Đây cũng được cho là lỗi đối với Boxing nghiệp dư (lỗi đẩy đối thủ qua dây).
Trận đấu:
Tại Boxing nghiệp dư, trọng tài có thể cho dừng trận đấu nếu như cảm thấy 2 võ sĩ quá chênh lệch trình độ. Điều này không xảy ra trong Boxing chuyên nghiệp. Boxing chuyên nghiệp chỉ dừng trận đấu khi xảy ra những vấn đề y tế nghiêm trọng hoặc võ sĩ đang trong tình trạng không có khả năng phản kháng và kết thúc bằng TKO.
Tại Boxing nghiệp dư, bị đánh ngã từ 3 đến 4 lần trong một hiệp đấu sẽ bị xử thua. Trong khi ở chuyên nghiệp, võ sĩ chỉ bị xử thua khi không thể đứng dậy sau loạt đếm.
Ở Boxing chuyên nghiệp, bạn chỉ thua nếu như bạn không thể đứng dậy. Vẫn còn đứng dậy được là vẫn còn thi đấu được.
Về tâm lý thi đấu, chiến thuật thi đấu:
Do bộ luật khác nhau nên một võ sĩ muốn chuyển “ngạch” phải mất rất nhiều thời gian để làm quen với luật mới, thể thức thi đấu mới.
Khi tham gia một trận đấu nghiệp dư, võ sĩ sẽ mang tư tưởng thắng điểm nhiều hơn. Vì số lượng hiệp đấu ít. Mức thể lực tiêu hao cũng ít hơn. Võ sĩ buộc phải thắng điểm ngay từ đầu hiệp. Không có việc hy sinh một hiệp đấu đầu tiên để thăm dò và tìm hiểu đối thủ, điều đó quá mạo hiểm.
Muốn chuyển sang thể thức khác cần phải có thời gian làm quen rất nhiều.
Với luật mới, chiến thuật mới, tư tưởng thi đấu mới. Chúng ta đã cho Văn Thảo quá ít thời gian với kỳ vọng quá lớn.
Chiến thuật thi đấu của Boxing nghiệp dư thường nằm trong những chiến thuật đánh cự ly gần hoặc trung do giới hạn của luật. Đôi khi là chiến thuật bùng nổ áp đảo trong thời gian đầu để chiếm ưu thế về điểm số.
Ngược lại, chiến thuật trong Boxing chuyên nghiệp mang tính đa dạng hơn rất nhiều với những lối đánh không bị giới hạn bởi luật. Boxing chuyên nghiệp cũng cho võ sĩ nhiều thời gian hơn để thăm dò tìm hiểu đối thủ trước khi bước vào những hiệp đấu thực sự.
Nhờ vào luật Boxing chuyên nghiệp, Floyd Mayweather mới thể hiện được sự xuất sắc trong những pha kiểm soát đối thủ như thế này.
Nếu Floyd Mayweather vẫn còn là một võ sĩ nghiệp dư. Những khoảnh khắc như thế này sẽ tước hết điểm số của Floyd.
Bởi vậy, chuyện một võ sĩ chuyên nghiệp phải chiến thắng một võ sĩ nghiệp dư chưa bao giờ là một mệnh đề hoàn toàn chính xác. Mọi chuyện còn phụ thuộc rất nhiều vào võ sĩ, vào giải đấu, và vào những nhân tố khác.