Rượu thuốc: Ngâm cho đúng, dùng cho hay

Rượu thuốc Dùng thế nào cho đúng

– Tự ngâm rượu thuốc để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe đang trở thành trào lưu. Từ thành thị, đến nông thôn. Tuy nhiên, với việc cái gì cũng ngâm rượu, từ côn trùng, sâu bọ, cho đến các loại cây nhà lá vườn đã khiến không ít người… rước họa vào thân.

thuốc xoa bóp, thuốc bóp trị đau nhức, thuốc bóp gia truyền, thuốc bóp xương khớp, thuốc bóp trị nhức moi, thuốc bóp tan máu bầm, thuốc bóp bong gân
Rượu thuốc cũng giống như con dao 2 lưỡi, sẽ phản tác dụng nếu dùng sai. Ảnh minh họa

Suýt bỏ mạng vì nếm rượu thuốc ‘handmade’

Rượu thuốc vốn là bài thuốc trong y học cổ truyền. Được các lương y có kinh nghiệm bốc và hướng dẫn người dùng cách ngâm cũng như sử dụng như thế nào cho hiệu quả.

Thế nhưng, hiện nay, hầu hết người ngâm rượu thuốc đều làm theo kiểu “nghe dân gian truyền lại”. Rỉ tai nhau, hoặc tự tìm hiểu trên internet. Một số người sau khi ngâm còn đem chôn rượu thuốc xuống đất từ 3-6 tháng. Vì tin rằng làm như vậy, rượu sẽ có vị đậm đà, hương thơm và tốt hơn.

Hầu hết những người ngâm rượu thuốc đều tin rằng loại rượu này rất bổ, tốt cho sức khỏe. Kiểu như “ông uống bà khen” hoặc tốt cho xương khớp, huyết mạch, nâng cao tuổi thọ…

Tuy nhiên, thực tế không phải loại rượu thuốc nào cũng tốt và không phải ai dùng cũng được.

Việc ngâm rượu bừa bãi hiện nay rất nguy hiểm. Có thể gặp phải vị thuốc độc mà không biết. Hoặc có những thứ là bài thuốc, nhưng phải biết cách sử dụng, nếu không sẽ trở thành độc chất.

Các bác sĩ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hầu như ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận các ca ngộ độc rượu vào điều trị. Nhưng số nhập viện tăng lên vào thời điểm cuối năm, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, Tết. Có ngày 2-3 ca cấp cứu.

Trung tâm đã từng cấp cứu 2 bệnh nhân bị trụy tim mạch do uống rượu ngâm. Theo lời kể của bệnh nhân, hai người đến nhà bạn chơi và đã tự lấy rượu ra uống. Không ngờ, vừa uống chưa đầy một phút đã thấy tê miệng, mờ mắt, người lạnh buốt, vã mồ hôi, tim đập nhanh… Hóa ra, rượu mà hai người uống là củ ấu tẩu, chỉ dùng để xoa bóp, chứ không uống được.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cũng ghi nhận ít nhất 3 trường hợp ngộ độc rượu ngâm như củ ấu tẩu nhập viện cấp cứu.

Hiểm họa từ rượu

Rượu thuốc cũng giống như con dao 2 lưỡi, sẽ phản tác dụng nếu dùng sai.

BS. Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Khoa Đông y, Bệnh viện Lê Lợi (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, nhiều người ngâm rượu với nhiều vị thuốc khác nhau vì nghe nói vị thuốc nào cũng bổ, mà không hề chú ý có những vị thuốc xung khắc nhau, có thể gây nguy hiểm cho người uống. Nhiều trường hợp phải vào bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc rượu thuốc do mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Hoặc uống các loại rượu thuốc ngâm theo lời đồn thổi.

Chẳng hạn, rượu mã tiền rất nguy hiểm, có thể gây ung thư gan, xơ gan hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Rượu ngâm với một số loài động vật không thể phân hủy protid, mỡ có thể gây ngộ độc, viêm gan cấp (biểu hiện dị ứng, vàng da)…, tăng huyết áp (rượu sâm) hoặc nhiễm sán, ký sinh trùng lên não (rượu mật, rượu tiết động vật).

BS. Sơn khẳng định, các loại rượu rắn, rượu nội tạng động vật, tay gấu… hoàn toàn không có tác dụng tăng cường sinh lý như lời đồn thổi.

PGS.TS. Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thêm: Uống các loại rượu ngâm có nguồn gốc động vật như kiến, sâu chít, nhộng ong, tay gấu… chẳng khác nào uống rượu ngâm “xác chết”. Điển hình như rượu ngâm tay gấu, chưa thấy nói bổ cái gì, chỉ biết rằng tay gấu có nhiều mỡ, chất đạm. Nên khi ngâm với rượu uống thông thường, độ rượu không cao, theo thời gian độ rượu lại giảm dần. Lúc ấy các protein tiết ra từ tay gấu có thể bị nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn…

Rượu đã là thứ không nên uống nhiều, rượu thuốc thì lại càng không nên. Vì thuốc có liều lượng, có chỉ định và chống chỉ định. Không phải cứ thích là uống. Rượu thuốc mà uống vô tội vạ thì có thể gây ngộ độc dẫn đến viêm gan, vàng da, suy thận vô niệu, tăng huyết áp. Hoặc nhiễm khuẩn (rượu mật, rượu tiết động vật).

Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gout… uống rượu thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, kẻo có ngày mang họa.

thuốc xoa bóp, thuốc bóp trị đau nhức, thuốc bóp gia truyền, thuốc bóp xương khớp, thuốc bóp trị nhức moi, thuốc bóp tan máu bầm, thuốc bóp bong gân
Các nguyên liệu dùng để ngâm rượu phải được lựa chọn kỹ lưỡng 

Ngâm rượu thuốc thế nào là đúng, dùng thế nào thì ‘hay’?

Rượu thuốc đúng nghĩa là thuốc Đông y, có thang có vị, các vị thuốc kết hợp trong một bài thuốc và được ngâm rượu là nhằm chiết suất hoạt chất. Vì vậy, rượu thuốc nên được kê đơn bởi thầy thuốc. Ngâm, uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc như tất cả các loại thuốc khác.

5 lưu ý khi ngâm rượu thuốc:

Rượu thuốc chỉ nên sử dụng để bảo vệ sức khỏe hàng ngày.

Không nên coi đó là thuốc chữa bệnh. Cho dù là rượu ngâm để tăng cường sức khỏe cũng chính là rượu. Một thứ không nên uống quá nhiều.

Phải đặc biệt kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên liệu ngâm.

Tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y để lựa chọn nguyên liệu ngâm phù hợp. Tránh những chất có thể gây ra độc tố trong quá trình ngâm, hoặc là cùng ngâm các vị thuốc khắc kị. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu cách sử dụng, công dụng và liều lượng khi uống.

Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó.

Ví dụ như tại các điểm tham quan, du lịch, mua theo bạn bè. Rồi về tự ngâm uống. Mua thuốc Đông y tùy tiện bên đường về sắc lên để uống cũng nguy hại giống như việc tự ngâm rượu thuốc vậy.

Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo.

Tốt nhất dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng. Lựa chọn loại rượu gạo có nồng độ nhẹ, thông thường không được quá 40 độ, đừng nghĩ rượu mạnh mới tốt.

Dược liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên trước khi ngâm.

Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly. Rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm. Nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế.

 

 

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *