Môn võ đề cao tính thực chiến của người Thái rất được ưa chuộng đối với giới võ sinh trên toàn thế giới. Còn với bản thân người dân xứ sở Chùa Vàng, môn võ này còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa.
Muay Thái là một môn võ cổ truyền có lịch sử lâu đời. Và đến nay đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi tại xứ sở Chùa Vàng. Người ta thường gọi Muay Thái là quyền Thái, tuy nhiên, khác với Boxing của phương Tây. Muay Thái là môn võ mang đầy tính tâm linh và tôn giáo.
Trong quyền Thái, võ sĩ sử dụng toàn bộ thân mình làm vũ khí tấn công cũng như phòng thủ. Đây là một bộ môn mang phong cách đầy mạnh mẽ và quyết liệt. Trước khi trở thành một môn thể thao toàn dân, Muay Thái từng được coi như một thứ vũ khí sống còn của người Thái Lan xưa.
Muay Thái được cho là xuất hiện từ khoảng năm 1500. Trải qua hàng trăm năm, nó vẫn được bảo tồn và lưu lại như một nét văn hóa đặc sắc của Thái Lan.
1. Cuộc đời của những võ sĩ Muay Thái chuyên nghiệp
Những võ sĩ chuyên nghiệp thường bắt đầu tập luyện từ khi còn rất nhỏ. Khoảng 8 tuổi hoặc ít hơn. Một ngày của họ bắt đầu từ khi còn sớm tinh mơ. Và thời gian biểu chỉ xoay quanh việc tập luyện để nâng cao kĩ thuật và duy trì vóc dáng phù hợp.
Mỗi võ sĩ phải tham gia hàng trăm trận đấu trong suốt sự nghiệp của mình để hướng đến một mục tiêu duy nhất: trở thành nhà vô địch.
2. Muay Thái – môn võ mang tinh thần tôn sư trọng đạo
Các võ sĩ Muay Thái luôn luôn thể hiện một sự tôn trọng sâu sắc đối với sư phụ của họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Sư phụ có trách nhiệm đào tạo những kĩ năng chiến đấu. Sức mạnh tinh thần và lòng tin cho môn đệ của mình. Trước mỗi trận đấu, họ luôn chúc học trò của mình chiến thắng. Thi đấu an toàn và thuận lợi. Còn người học trò sẽ thực hiện nghi lễ Wai Kru – một nghi lễ thể hiện sự biết ơn tôn kính.
Nghi lễ tôn sư trọng đạo trước mỗi trận đấu
Trước khi trận đấu diễn ra, người ta cũng tổ chức một buổi lễ nhằm cầu mong sự bảo vệ từ thần linh cho cả hai võ sĩ tham gia. Đối với người Thái, chiến thắng là quan trọng. Tuy nhiên danh dự luôn là điều được đặt lên hàng đầu. Dù thắng hay thua, các đấu sĩ vẫn thể hiện sự tôn trọng của mình với đối thủ và cả thầy dạy của đối thủ.
3. Muay Thái và tín ngưỡng tâm linh
Tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Thái và có liên quan chặt chẽ tới Muay. Những chiếc khăn đội đầu và trang phục mà các võ sĩ mặc khi thi đấu đều mang những ý nghĩa về sự may mắn và bảo vệ.
Người Thái có niềm tin rất lớn vào thế giới tâm linh. Trước mỗi cuộc thi đấu, người ta đều thực hiện một nghi lễ bày tỏ sự tôn kính với các thần linh – nghi lễ Ram Muay.
Trong quá khứ, rất nhiều trại quân sự và đền thờ trở thành những trung tâm huấn luyện và các nhà sư thường là những bậc thầy trong môn võ này.
4. Hy vọng đổi đời cho những số phận bất hạnh
Có rất nhiều lý do để một người lựa chọn theo đuổi sự nghiệp trở thành võ sĩ từ khi còn bé. Trong hầu hết trường hợp. Nó đều không liên quan tới khát vọng trở thành nhà vô địch.
Những đứa trẻ học Muay Thái phần lớn là do cha mẹ chúng. Họ hy vọng rằng môn võ này có thể giúp con cái họ có một sự nghiệp ổn định. Ở nhiều vùng quê tại Thái Lan, Muay Thái còn được coi là cơ hội duy nhất để kiếm tiền.
Những đứa trẻ đến từ gia đình không trọn vẹn hoặc vô gia cư cũng coi các trại huấn luyện Muay Thái như một mái ấm.
5. Thu nhập của các võ sĩ Muay Thái
Võ sĩ Muay Thái chỉ kiếm được một mức tiền lương khá khiêm tốn. Trung bình khoảng 5.000 baht (tương đương 3,7 triệu đồng) mỗi tháng. Còn đối với võ sĩ chuyên nghiệp, mức lương của họ vào khoảng 10 ngàn baht (khoảng 7,3 triệu đồng).
Càng thi đấu nhiều, mức thu nhập của một võ sĩ càng tăng. Vì vậy, họ thường cố gắng tham gia nhiều giải đấu nhất có thể. Bất chấp những chấn thương, bệnh tật và mệt mỏi.
Cũng như các môn thể thao đối kháng khác. Võ sĩ Muay Thái thường có độ tuổi nghỉ hưu sớm. Trong quá khứ, điều này là một thiệt thòi. Bởi rất khó để họ tìm được một công việc khác để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều các võ sĩ về hưu vẫn tiếp tục công việc của mình bằng việc mở lớp huấn luyện cho các võ sinh mới vào nghề.
6. Môn võ gắn liền với văn hóa “đánh bạc” Thái Lan
Đánh bạc trong Muay Thái được coi là hợp pháp tại Thái Lan. Thậm chí nhiều người cho rằng môn võ này sẽ mất đi phần nào sự cuốn hút của nó nếu không có những hình thức đánh cược. Nhiều võ sĩ cũng sống dựa vào thu nhập từ những hoạt động này.
Trong các cuộc đấu, người ta có thể cho rằng họ chiến đấu như những cỗ máy bạo lực. Nhưng đằng sau đó. Môn võ Muay Thái dạy cho người tập nhiều bài học về sự khiêm tốn, tôn trọng. Niềm đam mê và trạng thái tự chủ bản thân.
Đối với rất nhiều võ sĩ. Những chấn thương mà sự nghiệp của họ mang lại chỉ là một phần cuộc sống trong một quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế.
Tham khảo: The Culture trip