Những Sai Lầm Thường Thấy Ở Người Tập Luyện Võ Thuật

Sai lầm khi tập luyện võ thuật là điều không thể tránh. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng thể mắc sai lầm, đặc biệt là trong võ thuật, một lĩnh vực đa dạng, phức tạp. Thế nhưng, nếu có thể giảm bớt những lỗi sai, mọi thứ vẫn luôn tốt đẹp hơn. Hãy cùng votaysonbinhdinh.com nhìn lại xem bạn mắc bao nhiêu lỗi sai trong những sai lầm thường thấy sau đây:

1. Không uống đủ nước

Cơ bắp co lại rất cần nước, cho nên nếu bạn không uống đủ nước, thì sẽ dễ dẫn đến cơ thể co giật hoặc đau. Trước khi tập luyện, trong khi tập luyện và sau khi tập luyện đều cần bổ sung nước. Nếu bạn không thuộc về thể chất này, thì không cần uống những nước uống đặc biệt. Đối với tuyệt đại đa số người mà nói, nước trắng là nước uống tốt nhất.

Uống đủ nước để đảm bảo quá trình tập luyện tốt nhất

2. Quá vội vàng

Việc tập luyện không thể vội vàng. Đừng vội vàng đòi hỏi kết quả khi chỉ vừa mới bắt đầu. Rất nhiều người hy vọng chỉ cần tập luyện ít mà có thể thu được hiệu quả rõ rệt.. Nếu bình thường bạn không tập luyện điều độ, mà dồn lại trong 2 ngày vào cuối tuần, thì mục tiêu của bạn sẽ mãi mãi không thể thực hiện được, hơn nữa đến thứ 2 hàng tuần, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Kiểu”tập luyện” thái quá này chỉ có gây chấn thương cơ thể và dẫn đến mệt mỏi toàn thân mà thôi.

Không nên vội vàng muốn đạt kết quả nhanh chóng, hãy chăm chỉ luyện tập hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

3. Không khởi động

Bỏ phần khởi động: Nếu không khởi động trước khi tập, thì chẳng khác nào sự vận động đột ngột trong khi ô-xy và máu chưa kịp đi tới các bộ phận cơ bắp trên cơ thể. Như vậy sẽ tăng thêm nguy cơ chấn thương cơ thể. Trong khi tập luyện chức năng tim phổi, thực ra là khiến nhịp tim tăng vọt, điều này hết sức nguy hiểm. Bởi vì trước khi tập luyện chính thức, phải dùng 5 đến 10 phút để khởi động, làm cho cả cơ thể đều “nóng” lên.

Khởi động là phần mở đầu của mỗi bài tập võ thuật

4. Khởi động quá mạnh

Bất cứ là tập luyện võ thuật hay thể thao, những người tập luyện luôn mắc phải những sai lầm là “đầu voi đuôi chuột”- tức tập luyện quá mạnh trong thời gian khởi động ngắn ngủi. Những cách tập luyện quá mạnh khi vừa khởi động này rất dễ làm cho cơ thể bị thương.

Khởi động không thể thiếu nhưng không nên quá mạnh khiến cơ thể bị thương

Lời khuyên: phải đặt chương trình tập luyện lâu dài từ từ kiên trì và thiết thực cùng với những huấn luyện viên chuyên nghiệp.

5. Tập luyện nhưng không có tinh thần 

Khi tập luyện võ thuật, điều kiện cần để tập luyện tốt đó chính là tinh thần. Niềm đam mê và sự chăm chỉ. Một số người cho rằng, tập luyện chẳng có gì thú vị, thường phải đối mặt những thiết bị tập luyện, khô khốc, lạnh lùng.
Các chuyên gia kiến nghị: nên tập luyện cùng với bạn bè và người thân. Như cùng nhau xem phim hoặc ăn cơm vậy.

Tập luyện phải luôn với một tinh thần quyết tâm đến cùng

6. Bỏ phần phục hồi sức sau tập luyện

Sau khi kết thúc tập luyện, không được ngừng lại đột ngột. Phục hồi sức sau tập luyện có thể giảm nguy cơ chấn thương cơ bắp. Nguyên nhân là phục hồi sức sau tập luyện đóng vai trò “cọ rửa” đối với chất A-xít Lác-tích trong cơ thể. Nên nhớ, bạn không phải Hulk, không có khả năng hồi phục siêu tốc.
Lời khuyên: trước khi kết thúc tập luyện, tốt nhất phải căn cứ theo tình hình cơ thể cá nhân, bỏ ra từ 5 đến 10 phút vận động nhẹ nhàng, để khiến nhịp tim trở lại bình thường.

Phục hồi sức sau khi tập luyện giúp cơ thể bạn được hồi phục và giữ sức

Để quá trình tập luyện đạt hiệu quả tốt nhất, hãy tham gia các khóa học võ thuật Muay Thai, Boxing, Kickboxing, Võ tự vệ tại Võ đường võ tây sơn bình định Việt Nam. Tại đây võ sư dày dặn kinh nghiệm sẽ có những bài tập cụ thể phù hợp với thể trạng của bạn. Đưa ra kế hoạch tập luyện bài bản, chi tiết để bạn đạt mục tiêu nhanh nhất. Đăng kí ngay tại đây để nhận tư vấn tốt nhất.

(Tổng hợp)

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *