Đưa võ cổ truyền Tây Sơn vào trường học

Việc đưa võ cổ truyền vào giảng dạy tại các trường học ở thị xã An Khê là sự nối dài của mạch ngầm văn hóa từ vùng Tây Sơn Thượng đạo khí phách, anh hùng.

Từ những buổi đầu chọn vùng đất An Khê làm nơi dựng nghiệp. Anh em nhà Tây Sơn đã đưa võ thuật vào công tác rèn binh. Võ cổ truyền từ đó phát triển mạnh. Đưa Tây Sơn Thượng đạo trở thành “đất võ”. Tạo nên phong vị văn hóa riêng có. Từ cái nôi ban đầu là Tây Sơn Bình Định. Phong trào tập luyện võ cổ truyền ở An Khê vẫn như mạch ngầm chảy đến tận ngày nay.

học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, học võ tự vệ cho nữ, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm, thuốc võ bình định
Học sinh Trường THCS Đề Thám tập luyện võ cổ truyền. Ảnh: T.H

Thực tế, việc giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu, tự hào về vùng đất An Khê luôn là vấn đề trăn trở.

Gần đây, thị xã An Khê đưa võ cổ truyền vào giảng dạy ở các trường học trên địa bàn. Mở ra một hướng mới trong việc giáo dục truyền thống. Thầy Nguyễn Duy Hưng-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê, cho biết: “Hiện đã có 2/8 trường THCS của thị xã đưa võ cổ truyền vào dạy. Những trường này có giáo viên thể dục biết về võ cổ truyền.

Chúng tôi đã mời các võ sư huấn luyện thêm để họ có thể dạy học sinh. Đây là môn tự chọn. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi thấy các em rất thích. Trong năm học tới, chúng tôi có kế hoạch khuyến khích lập các câu lạc bộ võ cổ truyền ở những trường học còn lại”.

Trường THCS Đề Thám (thị xã An Khê)-đơn vị đầu tiên đưa võ cổ truyền vào giảng dạy đã có những tín hiệu tốt.

Nhiều học sinh tỏ ra hứng thú với môn học tự chọn này. Em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, học sinh của trường, cho biết: “Em rất thích học võ cổ truyền và vui mừng khi được thỏa mãn đam mê của bản thân. Việc học võ giúp em rèn luyện sức khỏe. Em cũng ý thức rằng đó cũng là một cách lưu giữ, phát huy giá trị truyền thống”.

Võ sư Thái Văn Nhân và em trai Thái Văn Quang tiếp tục công việc truyền bá tinh hoa võ thuật cổ truyền. Với các thế hệ võ sinh, việc học võ cổ truyền cũng là cách tri ân các bậc tiền nhân. Những người đã dày công đúc rút những tinh hoa từ bao đời cho hậu thế.

Những tinh túy đó đã biến võ thuật trở thành một nét văn hóa độc đáo.

Không phải ngẫu nhiên khi giữa rất nhiều môn phái võ thuật  võ cổ truyền vẫn có chỗ đứng vững chắc. Võ sư Thái Văn Nhân đã tổ chức một số buổi tập huấn cho các giáo viên thể dục. Để các giáo viên thể dục các trường có thêm kiến thức về võ học. Từ đó đưa vào giảng dạy cho học sinh.

Đại võ sư Lê Ngọc Có-Chủ tịch Hội Võ thuật Cổ truyền Việt Nam tỉnh Gia Lai tâm đắc khi thị xã An Khê đưa võ cổ truyền vào trường học. Ông cho biết: “Đưa võ cổ truyền vào trường học quá hay. Võ thuật giúp các cháu nâng cao sức khỏe. Sức khỏe có nâng cao thì mới làm được nhiều thứ. Tôi có 2 đứa cháu là vận động viên võ thuật và việc học của các cháu cũng rất tốt. Hai cháu là học sinh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền”.

Ông Nguyễn Kim Quang-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê: “Xác định tầm quan trọng của võ cổ truyền trong toàn bộ di sản văn hóa địa phương. An Khê đã xây dựng đề án bảo tồn, phát huy. Việc đưa võ cổ truyền vào giảng dạy ở các trường học của thị xã đã cho kết quả tốt. Năm học tới, chúng tôi sẽ nhân rộng bằng những cách làm hiệu quả để phát huy giá trị của môn võ này”.

Lão võ sư năm nay đã 78 tuổi vẫn tâm đắc, canh cánh với chuyện võ.

Ông nhấn mạnh rằng đưa võ cổ truyền vào trường học phải có sự chuẩn bị bài bản. Giúp các em có căn bản. “Từ đây em nào có tố chất có thể phát triển lên vận động viên trong lứa tuổi học sinh và lên cao hơn. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ An Khê trong việc này”-Đại võ sư Lê Ngọc Có nói.

Việc tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với nét văn hoá truyền thống độc đáo khi còn rất trẻ góp phần làm rạng danh thêm võ học cổ truyền. Cũng như hun đúc tinh thần thượng võ từ vùng đất khởi đi phong trào Tây Sơn oanh liệt.

Theo baogialai.com

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn