Đúng, Bình Định được mệnh danh là miền đất võ
Dưới triều Lê Thánh Tông, đất Bình Định được sáp nhập vào Đại Việt. Trở thành vùng phiên trấn, phên giậu của Tổ quốc ở phương Nam. Những cư dân Việt đầu tiên đến Bình Định là từ các nguồn quan lại do triều đình bổ nhiệm. Dân khai hoang xiêu tán từ miền ngoài vào. Các tội nhân lưu đày viễn châu…
Vùng đất mới thâu nhận đủ mặt anh hào tứ chiếng. Ngoài các luồng di cư có tổ chức hoặc tự phát, còn có cả gia nô bị buôn lậu, trẻ con bị bắt cóc.
Trong cuộc mưu sinh võ nghệ dân gian được phát huy cao độ. Gồm võ của người bản địa. Võ của bốn phương lưu dân. Võ của người nước ngoài (võ Tàu do bộ phận cư dân Trung Hoa trốn tránh Mãn Thanh di cư sang).
Các võ sinh thuộc một võ đoàn ở thành phố Quy Nhơn biểu diễn võ thuật. Ảnh: Đào Tiến Đạt |
Trải qua nhiều thế kỷ, người Bình Định không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và đã có một sự nghiệp võ thuật độc đáo.
Tinh hoa của võ thuật Bình Định được phát huy cao độ. Đạt huân công trong phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nên thường được gọi là võ Tây Sơn. Ngày nay gọi chung là võ Bình Định.
Trong dân gian Bình Định cũng như trong các võ đường nổi tiếng còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về võ kinh, võ lý, võ đạo, võ thuật, võ y và võ nhạc, phần thực hành cũng như văn bản truyền qua các đời.
Võ cổ truyền Bình Định mỗi thời kỳ đều có sự thăng hoa gắn liền với tên tuổi trở thành niềm tự hào. Giai đoạn trước Tây Sơn có Chàng Lía, Trương Đức Thường. Giai đoạn chuẩn bị cho phong trào khởi nghĩa nông dân có Trương Văn Hiến (thầy giáo Hiến), Đinh Văn Nhưng (ông Chảng).
Thời Tây Sơn (1788-1802), ngoài ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, có các tướng lĩnh Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Đặng Văn Long… Người ta đã dùng mỹ danh để tôn vinh những nhân vật thời đại. Như Tây Sơn Tam Kiệt, Tây Sơn Thất Hổ Tướng, Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, Tây Sơn Lục Kỳ Sĩ, Tây Sơn Tứ Danh Sư.
Thời chống Pháp, Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng, Võ Trứ đều là những đại danh trong làng võ Bình Định.
Võ cổ truyền đi vào nếp sống của người dân Bình Định. Từ trẻ đến già, không phân biệt nam nữ. Vì vậy mà dân gian có câu ca nổi tiếng “Ai về Bình Định mà coi; Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”.