Sức sống của võ cổ truyền Bình Định

Khảo sát những làng võ Bình Định mà tập trung là hai làng võ Thuận Truyền và An Vinh huyện Tây Sơn.

Chúng ta cảm nhận một cách rõ ràng sức sống mãnh liệt của võ cổ truyền với tư cách là các giá trị văn hoá. Sức sống ấy thể hiện trước hết ở chỗ nó được người dân ưa chuộng và mức độ phổ biến của nó.

Một vị quan tri phủ Phù Cát thế kỷ XIX tên là Hà Ngại nói rằng dân ở đây không mấy người là không học võ. Thậm chí nhiều nhà còn nuôi võ sĩ để áp tải hàng buôn. Thưở ấy dọc sông từ thượng nguồn về hạ bạn. Những nơi thành quách hoang phế, bờ bụi um tùm, thường là nơi ẩn náu của các đảng cướp. Tập hợp những kẻ võ nghệ cao cường  hành nghề lạc thảo kiếm ăn. Có kẻ cướp thì có kẻ bắt cướp. Ý nghĩa của võ nghệ cũng theo đó mà thiên hình vạn trạng.

Trong đời sống đã từng tồn tại những gánh mãi võ giang hồ. Chuyên đến các tụ điểm dân cư hay trước chợ căng dây biểu diễn, vừa múa võ vừa bán thuốc võ. Người xem đủ cả già trẻ gái trai, đông như kiến cỏ. Như vậy đủ biết cái sự chuộng võ đã ngấm sâu vào quan niệm và nếp sinh hoạt của người Bình Định xưa.

 võ bình định ở tphcm, rượu thuốc gia truyền bình định, rượu xoa bóp gia truyền bình định, học võ buổi sáng tp hcm, thuốc xoa bóp gia truyền bình định, học võ tự vệ ở tphcm, lớp học võ cho nữ tphcm, thuốc xoa bóp trị chấn thương võ thuật, học võ tự vệ cho nữ ở tphcm, võ tự vệ ở tphcm, thuốc võ bình định, kick boxing là gì, thuốc võ gia truyền bình định, học muay thái ở tphcm, học võ ở tphcm, thuốc xoa bóp gia truyền đặc biệt, địa điểm học kick boxing ở tphcm, võ tây sơn bình định, học kick boxing ở tphcm, lớp học võ cho người lớn tuổi, học võ bình định , học võ thuật tây sơn bình định tại tphcm, võ thuật y học , tập võ tây sơn bình định , học boxing ở tphcm

Võ sinh làng võ Thuận Truyền đánh roi thất bộ. Ảnh: Huyền Trân

Nói rằng võ cổ truyền Bình Định, võ Tây Sơn có sức sống mãnh liệt.

Không có nghĩa là chúng ta không nhìn thấy sự phôi pha của nó. Điều đó đã diễn ra gần như đồng hành với thời gian.Chỉ riêng xét về góc độ rèn luyện sức khỏe hoặc kỹ năng đối phó với kẻ địch, võ cổ truyền Bình Định đã xứng đáng là bộ môn được xã hội quan tâm.

Nhưng sự chuộng võ của người Bình Định không chỉ ở khía cạnh thực dụng, ích lợi của nó. Mà còn gắn với khát vọng tinh thần sôi động, đẹp đẽ và đầy tráng khí. Qua các giai thoại ta thấy hiện tượng so tài khá phổ biến trong giới võ học. Võ sư A. ở đất An Thái nghe tiếng một võ sư B. ở Thuận Truyền. Võ sư B. ở Thuận Truyền nghe tiếng một võ sư X. ở An Vinh. Là có thể lặn lội đường trường tìm gặp để so tài cao thấp.

Có khi mới cung tay chào nhau đã ra đòn thử. Có khi đang bữa ăn vờ làm một cử chỉ lỡ trớn để nhả đòn. Cái hay là qua những bận thử tài, so tài, họ có thêm tri âm tri kỷ. Còn không ít giai thoại con nhà võ tình cờ giúp nhau mà nên duyên chồng vợ. Như Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu. Hoặc tỷ thí mà nên nghĩa chúa tôi, tình anh em keo sơn chung thuỷ như Nguyễn Huệ – Trần Quang Diệu – Võ Văn Dũng, Hồ Ngạnh – Diệp Trường Phát… Võ có thể kéo người ta lại gần nhau, cũng có thể khiến người ta xa cách nhau. Làm nên những cuộc tan hợp ly kỳ, như chuyện vợ chồng Tám Cảng – Dư Hữu.

Võ thuật thật sự là một nhịp cầu tri ngộ giữa người và người, cũng là một thứ lửa để thử tâm tính, đức hạnh, trí tuệ, tài sức con người.

Vấn đề học võ cổ truyền để phát huy, phát triển danh tiếng võ đường, phòng thân hay rèn luyện sức khỏe không còn là nhu cầu bức thiết của xã hội hiện nay. Trước sự lên ngôi của nhiều loại hình thể dục thể thao mới. Võ cổ truyền không còn thu hút sự quan tâm của mọi thành phần xã hội. Chỉ được duy trì ở một số địa bàn từng là nơi phát tích những lò võ danh tiếng.

Vài chục năm nay, mặc dù võ truyền thống Bình Định vẫn giữ được ưu thế trên các sàn đấu trong nước (thi các bài võ cổ truyền, thi đối kháng). Nhưng người chuyên tâm học võ đã dần thưa vắng. Người ta bắt đầu nói về võ truyền thống Bình Định với tình cảm bịn rịn và luyến tiếc như nói về những giá trị “một thời vang bóng”. Đó là mối lo ngại lớn đối với những người từng nặng lòng với võ cổ truyền.

Bây giờ người ta tìm tới võ với mục đích rèn luyện sức khỏe, trang bị các đòn thế tự vệ hơn là để trở thành một võ nhân danh tiếng.

Những môn đòi hỏi nhiều công phu như đao, kiếm, kích, thương, cung, phủ…. Nói chung là các binh khí cổ truyền hầu như không có người học tự giác. Trừ một số ít người vì yêu cầu công tác, nghề nghiệp như võ sinh trong đội diễn võ của Bảo tàng Quang Trung. Võ sinh các câu lạc bộ võ cổ truyền vệ tinh của Sở Thể dục – Thể thao Bình Định.

Việc tổ chức lớp học tại các lò võ, các câu lạc bộ trải qua rất nhiều thăng trầm. Hầu hết các võ sư, huấn luyện viên đều cho rằng thời điểm mở lớp thuận lợi nhất là vào mùa hè. Vì các mùa khác thiếu vắng môn sinh, các em trong độ tuổi thanh thiếu niên bận học văn hóa tại các trường phổ thông. Ba tháng cho một lớp học võ. Nếu bảo là kịp thì cũng ở mức võ vẽ mấy đường, để võ sinh tập luyện thể lực. Bởi so với yêu cầu tinh luyện thực thụ thì ba tháng mới là bước khởi đầu.

Điều đáng mừng là từ những lớp ấy, có một số võ sinh bộc lộ năng khiếu và yêu thích thực sự.

Có em kiên trì theo đuổi từ mùa hè này sang mùa hè khác. Ngoài ra, tại một số vùng, các em vẫn có thể tranh thủ học vào ban đêm. Nhưng sự yêu thích của các em chỉ là một phần. Còn phải tính đến sự đồng ý của phụ huynh, sự tiếp nhận của thầy võ. Rất ít võ sư nhận dạy theo kiểu này, nhưng vẫn có. Ở Thuận Truyền. Ở An Vinh. Ở An Thái. Ở Đập Đá… Một khi nhu cầu về học võ ở mức cầm chừng, chịu nhiều ràng buộc như vậy, thì sự truyền nghề cũng không chú trọng sự tỉ mỉ, công phu như thưở một thầy một trò.

Đối với người thầy, tìm được học trò tâm huyết, đủ đức hạnh, say mê sống chết với nghiệp Tổ. Để có thể tin cậy trao truyền cho những miếng võ tinh túy nhất là một niềm hạnh phúc. Nhưng hầu hết các võ sư đều thở dài vì trong điều kiện đào tạo bây giờ rất khó kiếm ra những học trò như vậy. Do thời gian tiếp cận quá ngắn ngủi. Hoặc võ sinh theo học không bền lòng. Những miếng võ bí truyền có nguy cơ bị thất truyền là vì vậy.

Trong thời gian qua, những chương trình phục hồi võ cổ truyền Bình Định của các cơ quan chức năng thuộc ngành Thể dục – Thể thao rất đáng ghi nhận. Song các chương trình và kể cả mức đầu tư cho lĩnh vực này còn quá ít ỏi. Đó cũng là điều dễ hiểu. Một khi võ cổ truyền chỉ được xếp là một bộ môn như các bộ môn thể thao khác. Thậm chí còn “nhẹ cân” hơn một số môn như bóng đá, bơi lội…

Đã đến lúc phải nhìn lại vấn đề một cách nghiêm túc hơn.

Rằng việc phấn đấu để đội bóng đạt đẳng cấp cao trong cả nước là hoàn toàn chính đáng. Nếu đội bóng Bình Định thua các đội bóng khác, người Bình Định buồn. Song nếu đội võ Bình Định thua các đội võ khác, thì người Bình Định không chỉ có buồn. Mà trong nỗi buồn còn đau đớn, day dứt, nhục nhã. Bởi vì sao? Bởi Bình Định là Đất Võ.

Vâng, võ được gìn giữ bởi con người. Bởi bao thế hệ võ nhân và đông đảo nhân dân của một vùng đất hơn 600 năm nay. Lấy võ thuật làm yếu tố mệnh danh cho xứ sở: Đất Võ. Điều đó có nghĩa rằng võ đã thành bản sắc, thành linh hồn của vùng đất. Để bản sắc ấy không bị tàn phai, cần phải có chương trình khôi phục, bảo tồn và chấn hưng võ cổ truyền tương đối toàn diện trong thời gian tới.

Trước hết, về mặt nhận thức, nói như giáo sư Dương Trung Quốc, “không nên coi võ là võ. Mà võ còn là văn”.

Võ chính là văn hóa.

Cần có một chiến lược lâu dài để bảo vệ và phát triển nó như một di sản văn hóa của Bình Định, của Việt Nam.

Giữ gìn, phát huy giá trị võ cổ truyền là hoạt động tương đối rộng, liên quan đến nhiều thành tố tác động, trong đó quan trọng hơn hết vẫn là nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan chức năng và người dân Bình Định. Cần quán triệt quan điểm: Coi di sản võ cổ truyền là niềm tự hào và là một bản sắc độc đáo của đất và người Bình Định trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nước; lấy bảo tồn làm cơ sở để phát huy giá trị của võ cổ truyền; ngược lại muốn phát huy đúng mức giá trị võ cổ truyền cần phải chú trọng công tác giữ gìn, nghiên cứu chọn lọc để sử dụng khai thác có hiệu quả loại hình văn hóa đặc sắc này.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *