Nguồi cội võ Bình Định

Nguồi cội võ Bình Định nhé, ai học võ bình định nên biết, về nguồi cội môn phái mình nhé!

Thời xa xưa Bình Định đất rộng người thưa, núi rừng hiểm trở, ruộng đồng chưa được khai phá, đi lại khó khăn, chưa có bàn tay xây dựng của con người. Bình Định là địa danh mang đầy bí ẩn, hấp đẫn nên đã thu hút nhiều người ở các mọi miền khác nhau về đây sinh cơ lập nghiệp và sinh sôi nảy nở nền võ thuật cổ truyền Bình Định mà nguồn gốc của nó gồm:

1. Võ nghệ của người bản địa
Đất Bình Định xưa là đất của dân tộc Chămpa, là nơi định cư của các dân tộc như: Bana, H’re, Xê Đăng, Giarai… là vùng đất chưa được khai phá, đất rộng người thưa. Họ sống theo từng buôn làng bộ tộc. Đứng đầu là già làng tộc trưởng. Những người này có đầu óc quản lý giỏi, có tài làm nương rẫy, giỏi săn bắn và tinh thông võ nghệ. Tiếng nói của các ông là mệnh lệnh của thiên triều, mọi người một dạ tuân theo.
Cuộc sống ở nơi rừng cao núi sâu, khí hậu khắc nghiệt, thú dữ phá phách, nên lao động quanh năm không đủ ăn. Công cụ lao động thô sơ, chủ yếu là dùng sức, lao động tập thể, gậy gộc, đá cuội, bắn cung bắn nỏ. Leo trèo ném đá, cuốc đất chặt câyv.v… Từ những thao tác lao động đó, đã hình thành một số đòn thế riêng lẻ của võ thuật.
Võ Chiêm Thành (Chăm) cũng từng sôi nổi một thời, một giai đoạn lừng lẫy của võ dân tộc. Nhưng hiện nay người Chiêm Thành không còn bao nhiêu, nên võ thuật của họ đã mai một quá nhiều. Nhưng dù sao võ Chiêm Thành cũng là gốc rễ của võ cỗ truyền Bình Định.

2. Võ đằng ngoài “Miền Bắc” du nhập vào Bình Định
Ở thế kỷ XVIII một số danh nhân, võ sư danh tiếng ngoài Bắc, vì bất mãn triều đình thối nát, vì hoàn cảnh riêng tư, về tìm đất mới ở để mai danh ẩn tích và sinh cơ lập nghiệp như:
– NGUYỄN HOÀNG VÀO BÌNH ĐỊNH
Năm 1602 Nguyễn Hoàng đưa dân vào khai phá đất đai Bình Định. Họ thành lập xóm làng dưới đèo Cù Mông làm ăn sinh sống.
Họ cùng với các dân tộc anh em như: Chăm, Bana, H’rê khai phá núi rừng, lập buôn làng, cùng nhau làm ăn sinh sống. Họ cùng nhau giao lưu, buôn bán trao đổi võ thuật, nhất là dòng võ Nghệ An – Thanh Hóa, góp phần phát triển võ Bình Định.
Năm 1648, có một đợt chuyển dân lớn nhất trong lịch sử từ Bắc vào Nam. Đó là năm chúa Nguyễn đánh thắng quân Trịnh, bắt hơn mấy vạn tù binh. Nguyễn Phúc Loan đưa đoàn tù binh này vào Nam từ Quảng Bình Quảng Nam trở vào Quảng Ngãi mà nhiều nhất là vùng đất Bình Định. Trong đó người ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh và tổ tiên dòng họ Tây Sơn.
– THẦY GIÁO TRƯƠNG VĂN HIẾN, từ Nghệ An – Thanh Hóa vào mở trường dạy võ ở An Nhơn – Bình Định. Ông là người có công dạy học “cả văn lẫn võ” cho ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) và hun đúc khí thế cách mạng cho họ. Nguyễn Huệ là một thiên tài toàn diện về xã hội, quân sự và võ thuật. Ông xây dựng đội quân thiện chiến đánh đâu thắng đấy và tinh thông võ nghệ. Đa số học trò của thầy giáo Hiến đều đứng trong nghĩa quân Tây Sơn.
– NGÔ MẢNH
Ngô Mảnh là một võ tướng tài ba của tập đoàn Nhà Nguyễn. Bất mãn chán ghét triều đình. Cùng cháu nội Ngô Văn Sở vào Bình Định. Ông là thầy dạy võ cho Bùi Thị Xuân. Sau này là bà nữ đô đốc duy nhất của triều đại Tây Sơn.
Ngô Văn Sở là một võ tướng tài ba, mưu lược, một lòng một dạ trung thành với Quang Trung-Nguyễn Huệ đến phút cuối cùng của đời mình.
– ĐINH VĂN NHƯNG
Thuở nhỏ Đinh Văn Nhưng theo cha từ Bắc vào Bình Định siêng năng ham học, học ít hiểu nhiều. Người cha truyền dạy võ công cho ông cạn vốn khi đã truyền hết các bí truyền võ nghệ. Lớn lên ông Nhưng võ nghệ cao cường, ông về mở trường dạy võ ở thôn Băng Châu – Đập Đá.
Theo sách “Trên đất Nghĩa Bình’’ cho biết ba anh em Tây Sơn có học võ của thầy Đinh Văn Nhưng. Ông là người trọng nghĩa khinh tài yêu nước, rất quý mến Nguyễn Huệ. Tính tình ngang ngược, rất ghét kẻ xu nịnh, cường hào ác bá hà hiếp muôn dân. Cho nên dân gian có câu lưu truyền “ngang quá ông Chảnh” hay là “Chảng ngang thiên” Chảng tức là Nhưng.
3. Võ nghệ thời Tây Sơn
Thời Tây Sơn là giai đoạn lịch sử, võ nghệ thịnh hành nhất, phát triển rộng rãi nhất, nhiều người học võ nhất. Người người học võ, nhà nhà luyện võ, làng làng tập võ. Tập võ để tự vệ, là giấy thông hành để đi lại mà quan trọng nhất học võ để được gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, để tiêu diệt bọn cường hào ác bá ở địa phương, đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Quang Trung – Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài, nhà xã hội xuất chúng và là một sư tổ với võ nghệ cao cường xuất chúng. Ông đã qui tụ các dòng võ như: võ người bản địa, võ ngoài Bắc (đằng ngoài), võ trong Nam (đằng trong), võ Tàu và các dòng võ khác, để xây dựng lên dòng võ “Tây Sơn võ đạo”. Ông có tài thuyết phục, nhiều anh hùng hảo hán bốn phương, nhiều võ tướng tài ba như: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diêu, Ngô Văn Sở… dưới ngọn cờ nghĩa quân Tây Sơn, đứng lên đánh giặc và giữ nước.
Nguyễn Huệ đã thức tỉnh lòng yêu nước cả đến những tù trưởng, tộc trưởng và các bộ tộc ở miền núi. Võ thuật của đồng bào dân tộc đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành nên võ thuật Tây Sơn. Ông xây dựng nền võ học tương đối hoàn chỉnh gồm: võ lý, võ đạo và võ thuật.
Trong ba anh em Tây Sơn. Nguyễn Lữ người ốm yếu, giỏi về nhu công. Ông thường giao tiếp với các nhà sư Ấn Độ – Trung Quốc. Ông nhận thấy võThiếu Lâm chuyên dùng sức mạnh “cương công” đòn thế phức tạp mà người Việt Nam khó thực hiện. Qua nhiều lần quan sát cặp gà đá. Một con gà chọi to lớn dình dàng mặt mày đỏ gay với một con gà trống nhở bé, thấp có bộ lông mướt và đẹp. Qua nhiều lấn đá chọi thua bỏ chạy. Từ đó nguyên lý là :
Thấp có thể đánh cao
Nhỏ có thể đánh lớn
Yếu có thể đánh mạnh.
Rồi từ đớ ông soạn ra bài “HÙNG KÊ QUYỀN”, còn lưu truyền mãi đến ngày nay.
Các võ tướng thời Tây Sơn, người nào cũng tự biên soạn cho mình một số bài võ để sử dụng và huấn luyện tướng sĩ như:
– Nguyễn Huệ với bài Nghiêm Thương, bài Tam Tinh Thần Linh Kiếm.
– Bùi thị Xuân với bài: Song Phượng Kiếm
– Trần Quang Diệu với bài: Đoạn khúc Âm Hồn Kiếm
Các bài võ biên soạn đều dựa vào nguyên tắc gồm 2 phần:
– Phần võ lý: “lời thiệu”
– Phần võ thuật: “động tác”
Bài thiệu thường cấu tạo từ 8-20 câu, mỗi câu có một số động tác nhất định Một bài động tác nhiều hay ít là do bài Thiệu qui định.
Nguyễn Lữ là người có công đề xướng cơ sở lý luận cho võ Tây Sơn Bình Định. Để nói các bài vỡ cổ truyền là phải có lời thiệu.
Trên cơ sở võ Tây Sơn, võ Bình Định được hình thành trong giai đoạn đặc biệt lịch sử của đất nước. Đặc trưng của giai đoạn lịch sử, tạo điều kiện cho võ Bình Định thêm phong phú về nội dung, uyên thâm về màu sắc.

 VÕ NGHỆ TRONG NHÀ CHÙA :
Chùa Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp văn hóa phật giáo của Trugn Quốc và Ấn Độ, nên hai nền văn hoá trên đã vào nhà chùa Việt Nam. Những phép “Đi trên không”, “Ngồi trên nước”, dùng tay không đóng đinh vào bàn tay rồi nhổ ra của nhiều nhà sư thời Nhà Lý là hoạt động bình thường của những võ sư cao cấp. Các thời Đinh, Lê, Lý, Trần đều có nhiều nhà sư là võ sư.
Võ nhà chùa nhưng không phải là Thiếu lâm của Trung Hoa vào ta thời kỳ cận đại, mà là võ cổ truyền xưa của Việt Nam, có qui phạm, có võ lý gần nhà chùa với đời thường, cho nên đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này đang đời khác.
Đất võ Bình Định có rất nhiều chùa mà thường là ở núi cao, hẻo lánh. Nhà chùa là nơi ẩn nấp của những người quan lại thất sủng, của những người sa cơ thất thế, của những danh nhân yêu nước, bị triều đình truy bức nên tạm lánh vào nhà chùa nương theo cõi phật để che mắt thế gian.
Diệp Đình Tòng dạy võ cho Trần Quang Diệu ở ngôi chùa trên mái cao ở huyện Hoài Ân, Kim Hùng cùng Nguyễn Văn Thiết cũng đi tu theo thuyết định mệnh cũng ở tại ngôi chùa ở trên núi cao xa lánh trần tục. Nguyễn Lữ cũng đi tu, nhưng tu ở chùa nào mà sử sách không nhắc đến.
Ở Bình Định nhiều hòa thượng, thượng tọa ở các nhà chùa, ngoài việc tụng kinh niệm phật còn dạy võ cho một số nhà sư ở chùa để phòng thân, dạy cho một số phật tử ngoan đạo. Thượng tọa Thích Huyền ấn ở Quy Nhơn giỏi võ giao du rộng lớn các võ sư trong và ngoài tỉnh. Trong số đó có nhà sư trụ trì đới thứ 38 một ngôi chùa cổ thuộc phái Tiểu thừa, chuyên dạy cho các môn sinh về võ đạo trước khi dạy võ nghệ.
Ở Tuy Phước có chùa Long Phước là của một phái võ chùa đặc sắc hiện do thầy Thích Hạnh Hòa làm trụ trì. Xây dựng một câu lạc bộ võ thuật tại chùa cho các môn sinh và võ sĩ. Làm nhiệm vụ đào tạo các võ sĩ trẻ cho huyện và cho tỉnh. Trong mảnh vườn của nhà chùa sửa sang thành nơi tập võ. Thường xuyên có vài chục thanh thiếu niên (cả nam lẫn nữ ) đến tập luyện những môn võ nghệ cổ xưa, những môn võ cổ truyền độc đáo của Bình Định là thảo bộ, quyền roi, cùng một số võ binh khí như: Thương, kiếm, Đao,… với các bài song đấu : roi đấu với roi, thương đấu với kiếm,… các bài tam đấu như: (roi, thương, kiếm), sa vân kiếm pháp, đằng vân sát kiếm… Các bài tứ đấu như Lạc mã trùng dương (roi, thương, kiếm, đao, hãm kiếp trùng dương …

VÕ TRUNG HOA CŨNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÕ BÌNH ĐỊNH
Thời kỳ đất nước Trung Hoa hổn loạn. Mãng Thanh lật đổ nhà Minh, gây nên cảnh tranh giành quyền lợi, chém giết thanh trừng lẫn nhau. Các tướng sĩ, các nghĩa sĩ của các tổ chức Hội đoàn lấn tranh sang Việt Nam (Bình Định). Các thương gia Trung Hoa trong hoàn cảnh đất nước bị xáo động, cũng vội vã trốn sang Việt Nam tìm đất sống mới theo số người di cư Võ Trung Hoa theo chân một số võ sư có bố hoặc mẹ là Trung Hoa, hoà nhập vào cộng đồng võ thuật ở miền Nam nước ta như trùng hợp Diệp Trường Phát (Tàu Sáu).
Tàu Sáu mở trường dạy võ ở An Thái. Môn sinh của ông rất đông và ở nhiều vùng khác nhau. Ông đã có công làm phong hoá võ Bình Định qua những nét rút tỉa từ võ Trung Hoa. Đã có giai đoạn hai hệ phái võ An Vinh và An Thái hoà hợp bổ sung cho nhau thành ba trung tâm võ thuật như : An Vinh, An Thái, Thuận Truyền nổi tiếng của võ Bình Định. Nhưng sau đó có những điểm không thống nhất, tuy không có gì to lớn, nhưng những đợt sóng ngầm, ít nhiều cũng có ảnh hưởng tổn thất đến hệ phái. Đợt sóng này có cao hơn lên, từ lúc thành lập “Bình Thái đạo” và xuất bản quyền sách “Võ Bình Định chân quyền” của môn phái “Tàu Sáu” đã gây một làng sóng bất bình trong những võ sư có tên tuổi người Bình Định.
Cho dù trong quá trình dạy võ, tuy có va chạm chút ít giữa các hệ phái với nhau, nhưng dù sao tên tuổi Diệp Trường Phát sau này con là Diệp Bảo Sanh nối nghiệp, cũng đã lưu lại trong giới võ nghệ Bình Định, mà nổi lên là đưa võ Trung Hoa góp phần hình thành, phát triển võ cổ truyền Bình Định.

DIỆP ĐÌNH TÒNG :
Võ Sư Diệp Đình Tòng, tổ tiên là người là Trung Hoa sang lập nghiệp ở Bình Định ba đời thì sinh ra ông. Lên mười tuổi Diệp Đình Tòng về lại quê ở Phúc Kiến – Trung Quốc tìm thầy học võ. Sau ba mươi năm học võ thành tài, ông trở lại ở hẳn Bình Định. Dáng người mảnh khảnh thư sinh, nhưng có sức mạnh phi thường, một mình với đôi tay không đánh ngã gục con bò đực điên to lớn dình dàng hung dữ. Người địa phương mới biết tài võ nghệ của ông. Ông đã lên An Thái tìm gặp thầy giáo Hiến. Hai ông trao đổi với nhau về võ thuật, về phương pháp dạy võ, về việc mở trường dạy võ và nhiều việc khác nữa, hai ông rất tâm đắc và phục tài nhau. Về sau ông cũng mở trường dạy võ, môn sinh ở địa phương và các nơi khác đến thọ giáo rất đông. Một hôm đi qua huyện lỵ An Khê, thấy viên tri huyện lộng hành, đang đánh đập ức hiếp dân lành, đang đứng xem bọn cai ngục hành hạ tù nhân. Ông nổi khùng xuống tay đánh chết viên tri huyện, đánh đuổi bọn cai ngục, phá ngục thả hết người bị giam. Bị truy nã gắt gao, sợ tránh không được sự bắt bớ của bọn gian lận, ông đem cả gia đình lên núi cao sâu vào trong rừng ẩn náu. Do cuộc sống quá thiếu thốn kham khổ, vợ con lần lượt qua đời. Trong một hôm ông gặp một thanh niên to khoẻ tuấn tú đang quần đánh nhau với hổ dữ. Ông ra tay đánh đuổi hổ cứu người, thanh niên khởi bị lâm nguy. Người thanh niên đó là Trần Quang Diệu đứng dậy chấp tay bái lạy Đinh Tòng và xin được theo ông thọ giáo võ nghệ. Hai thầy trò chuyện trò hồi lâu ông mới cho Quang Diệu rõ cuộc sống của mình ở trên núi cao, ăn uống kham khổ, làm lụng vất vả ngày ngày lao động trồng trỉa lúa ngô, săn bắn thú kiếm thức ăn. Quang Diệu đâu có sá gì gian khổ, ước vọng là được học võ, hăng hái mang bị theo thầy lên núi. Từ ngày có Quang Diệu, ngôi nhà lá thô sơ ấm cúng hơn, tươi vui hẳn lên. Hai thầy trò vừa lao động, vừa tập võ nghệ, vừa đi săn bắn. Hôm nào bắn được thú, đống lửa càng cháy to hơn, mùi thơm của thịt thú nướng thơm phức, hoà tan trong không khí núi rừng heo lạnh. Thịt nóng ngon miệng, chung rượu nồng sưởi ấm lòng thầy trò, xua tan nỗi khó nhọc hằng ngày. Ông kể cho Quang Diệu nghe về lai lịch của mình, càng nghe càng kính phục tài nghệ võ nghệ, về tài đức của thầy. Tuy tuổi đã cao nhưng sức lực vững chắc, lanh lẹ, da dẻ hồng hào, quách thước với đôi mắt sáng bừng, đầy hào khí của một anh hùng võ tướng. Ông thương mến Quang Diệu, dốc lực truyền dạy cho ông thành tài về võ nghệ đủ các môn: Đao, Côn, kiếm, thương và cung tên, có thể cưỡi ngựa đánh nhau, đánh trên bộ và cả trên núi cao. Khi ông gần một trăm tuổi, biết không thể sống được nữa. Ông bảo Quang Diệu, nay con đã thành tài đủ lông đủ cánh rồi, con hãy xuống núi tìm kiếm anh hùng hào kiệt để cùng lo nghĩa lớn. Nói xong ông nằm xuống lấy tay gõ nhẹ trên đỉnh đầu rồi âm thầm ra đi.
Như vậy trong những thập kỷ gần đây, võ cổ truyền Bình Định được phát triển mạnh trong sự thừa nhận và hoà hợp giữa các võ phái bản xứ và các vỡ phái khác có gốc từ Trung Hoa. Theo các tài liệu thu thập được, ở Bình Định có nhiều võ phái thiếu lâm khác nhau. Có thể nói võ cổ truyền Bình Định thật là đa dạng, phong phú nội dung, các đòn thế bí hiểm hơn. Thật đáng tự hào, thể hiện một bề dày truyền thống võ học của lớp lớp các thế hệ người Bình Định. Truyền thống cao đẹp đó phải được trân trọng, gìn giữ , kế thừa và phát triển.

VÕ TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH – VÕ ĐƯỜNG HÀ TRỌNG KHA VY

võ đường hà trọng kha vy
Thầy Hà Trọng Kha Vy

Hotline: Thầy Hà Trọng Kha Vy: 0989 67 93 94

Địa chỉ: Đình An Hội, đường Cây Trâm, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. (gần trường tiểu học Lương Thế Vinh)

Thời gian mở cửa: từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (trừ tối Chủ Nhật).

Facebook: Võ Tây Sơn Bình Định – Võ Đường Hà Trọng Kha Vy

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *