Một số môn phái tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định

Nói đến võ cổ truyền Bình Định chắc hẳn không ai không một lần nghe nói đến các địa danh quen thuộc như: An Thái, An Vinh, Thuận Truyền. Những nơi đã tụ hội và sản sinh ra các môn phái, các võ sư, võ sĩ lừng danh qua nhiều thế hệ. Cũng chính là môn phái, các võ sư, võ sĩ ở nơi đây đã góp phần tô thắm. Tạo dựng nên bức tranh hoành tráng của dòng võ cổ truyền Bình Định.

học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm

  1. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Thái

Vùng đất này thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn (giáp ranh huyện Tây Sơn). Chính nơi đây một thời từng là cửa ngõ giao thương buôn bán, đông đúc. Ở đây nổi tiếng các đặc sản như: Bún Song Thằn (Song Thần), tơ, lụa, nghề nhuộm the.

học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm

Đặc biệt kể từ khi có thầy Trương Văn Hiến từ đàng ngoài vào đây mở trường dạy văn, dạy võ ở thôn Thắng Công. Nhiều sĩ phu yêu nước, trai, gái trong vùng đua nhau học võ.

Trong số học trò của thầy giáo Hiến có ba anh em nhà Tây Sơn. Đã tạo nên diện mạo mới ở vùng đất An Thái – Thắng Công. Biến nơi đây thành trung tâm truyền bá võ học. Có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Từ đó, xuất hiện nhiều võ sư nối tiếp nhau như: Lâm Hữu Phong, Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài), bà Sáu Sanh, Ba Phùng, Phó Tuần Chẩn, Chín Kỳ, Tám Lẽo, Diệp Trường Phát (Tàu Sáu). Trong đó tiêu biểu có môn phái dòng họ Lâm.

Môn phái này được hình thành và phát triển lâu đời. Có ảnh hưởng lớn đến phong trào võ thuật ở vùng đất An Thái.

học muay thái ở tphcm,học võ ở tp hcm, lớp học võ cho người lớn tuổi, học kick boxing ở tphcm, địa điểm học kick boxing ở tphcm

Đứng đầu môn phái là võ sư Lâm Hữu Phong.

Sinh năm 1855 tại thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc. Sinh thời, ông đã có công truyền bá và đào tạo nhiều võ sinh ưu tú. Đặt tên cho võ đường của mình là võ đường Bình Sơn để khẳng định võ Bình Định – Tây Sơn.

Trước khi qua đời ông đã truyền lại cho con là võ sư Lâm Đình Thọ (tức Hương Kiểm Lài). Sinh năm 1895. Để nối nghiệp, ông Thọ cũng đã truyền nghề lại cho hai người con của mình là võ sư Lâm Ngọc Lài và võ sư Lâm Ngọc Phú. Hiện nay, ông Lâm Ngọc Phú vẫn tiếp bước ông cha mở trường dạy võ ngay trên mảnh đất giàu truyền thống thượng võ. Góp phần bảo tồn, gìn giữ vốn quí của dân tộc.

Ngoài ra, đến đầu thế kỷ XVIII. Người Hoa cũng tìm đến đây để định cư buôn bán và mở trường dạy võ. Tiêu biểu có môn phái dòng họ Diệp (Diệp Trường Phát). Tục danh thường gọi là Tàu Sáu. Đã góp phần làm cho võ “Ta” và võ “Tàu” ở An Thái ngày thêm khởi sắc và phong phú.

Sau này (vào khoảng năm 1925) lễ hội “Đỗ Giàn” ở đây cũng được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Tạo nên sự kích thích đua tài của các môn phái võ trong vùng. Đây cũng chính là lễ hội dân gian độc đáo riêng có của vùng đất An Thái.

  1. Môn phái tiêu biểu của vùng đất An Vinh

An Vinh nằm bên bờ tả ngạn sông Côn. Thuộc huyện Tây Sơn, đối diện với thị tứ An Thái ở bờ bên kia sông. Quanh năm xanh mát, đất đai màu mỡ do phù sa của con sông Côn bồi đắp. Đời sống kinh tế có phần sung túc nên nạn cướp luôn đe dọa. Nhiều người cần phải học võ, nhất là các nhà khá giả, địa chủ, phú hộ.

Từ đó, các môn phái võ được ra đời. Đứng đầu trong giới võ có võ sư: Nguyễn Ngạc (tức Hương Mục Ngạc), Khiển Phạm, Năm Nghĩa, Hương Kiểm Cáo. Đến Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Đội Sẻ, Đinh Hề (Hương Kiểm Mỹ), Ba Thông, Tuần Sửu, Sáu Hà, Bốn Mỹ. Cùng nhau tạo dựng được những thế mạnh của mình với những đường quyền hiểm hóc và được lưu truyền đến mãi ngày nay.

võ tây sơn bình định

Một trong những trụ cột của vùng đất An Vinh phải nói đến dòng họ Nguyễn (Nguyễn Ngạc).

Ông sinh năm 1850 trong một gia đình có võ nghệ cao cường. Chính ông là người đứng ra thành lập môn phái và chọn cho mình một hướng đi riêng. Từ nhỏ ông đã chuyên tâm nghiên cứu về môn quyền thuật. Vì theo ông quan niệm: Quyền chính là cái gốc của võ. Hơn nữa lúc bấy giờ ở đất Thuận Truyền có đường roi tuyệt kỹ của Hồ Nhu thì An Vinh phải bá chủ về quyền. Trong dân gian có câu: “Roi tiên, quyền tiếp” nhằm khẳng định sự lợi hại, mối quan hệ liên hoàn và hỗ tương của nó.

Môn phái này đã truyền thụ cho hàng trăm môn đệ ở khắp nơi. Sau khi ông Ngạc qua đời, các con cháu của ông lần lượt giữ vai trò chưởng môn và thu nhận nhiều môn sinh. Gây được tiếng vang và có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng. Tiêu biểu có võ sư: Bảy Lụt, bà Tám Cảng, Chín Giác. Đến các con của Bảy Lụt như: Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiếp. Đều là những võ sư nổi tiếng đã cùng dòng tộc vun đắp môn phái của mình ngày càng đơm hoa kết trái.

  1. Môn phái tiêu biểu ở vùng đất Thuận Truyền

Vùng đất Thuận Truyền nằm cách An Vinh khoảng 15 km về phía Tây Bắc của huyện Tây Sơn . Ở phía đông thuộc làng Hòa Mỹ. Đứng đầu là môn phái dòng họ Hồ (Hồ Triêm). Ở phía tây thuộc làng Thuận Truyền đứng đầu có môn phái dòng họ Trần. Ở phía bắc thuộc làng Mỹ Thạch có môn phái dòng họ Phan án ngữ.

võ cổ tryền bình định

Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Giáp ranh với vùng rừng núi (Núi Hòn Trưng, Núi Thơm). Đất đai cằn cỗi, dân cư thưa thớt, nạn thú dữ, cướp bóc hoành hành. Những người sống ở đây phải là những người biết và giỏi võ. Nhiều môn phái, nhiều võ sư, võ sĩ lần lượt xuất hiện. Từ Hồ Triêm, Lê Thị Quỳnh Hà, Cai Quên cho đến Hồ Nhu, Xã Trấp, Hồ Cường (Cả Đan), Xã Nung. Nhưng “bá chủ” vùng này vẫn là môn phái dòng họ Hồ.

Đứng đầu là Hồ Triêm (Đốc Năm).

Sinh năm 1843, tại HòaMỹ. Tổng Thuận Truyền (nay là Bình Tân, Tây Sơn) đã cùng với vợ là bà Lê Thị Quỳnh Hà (sinh năm 1850). Cả hai người đều rất giỏi cả văn lẫn võ. Đặc biệt là bà Quỳnh Hà đã dày công khai sáng ra môn phái họ Hồ lừng lẫy một thời. Ông bà sinh ra được 10 người con đều theo nghiệp võ của cha và mẹ. Trong đó có võ sư Hồ Nhu (con thứ 9 trong gia đình) tên thường gọi là Hồ Ngạnh – gọi theo tên con.

Ông Nhu có năng khiếu bẩm sinh. Đặc biệt là môn roi nên sớm nổi tiếng về roi, không những trong tỉnh mà còn lan truyền đến các tỉnh lân cận. Ông thường sử dụng roi chiến (tề mi) đánh cả hai đầu. Đặc biệt roi Hồ Nhu thường đánh nghịch, lấy nghịch chế thuận. Vận dụng triệt để phép âm-dương và khi bị đối phương tấn công thì không đỡ mà lượn theo ngọn roi của đối phương để trả đòn, để đánh hạ đối thủ. Khi nghe đến ngọn roi chiến “xuất quỷ, nhập thần” có một không hai của ông ai nấy đều thán phục.

Sau này ông tiếp tục truyền lại cho con cháu. Môn phái của mình từ Xã Nung, Xã Thọ, Bộ Lâm, Huỳnh Xuyến, Dư Đính, Hồ Cừu, Hồ Tuyền đến Lê Thành Phiên, Nguyễn Song Bá, Hồ Sừng. Nhưng đến nay không một ai còn gìn giữ nguyên bản đường roi tuyệt kỹ của ông nữa. Ông Nhu sinh năm 1886 và mất ngày 6-2-1976.

Dân gian có câu:

Trai An Thái, gái An Vinh

Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh

Cân truyền tụng này không phải là sự phân chia, cát cứ, hay đối nghịch hiềm khích giữa vùng này và vùng khác. Giữa dòng tộc môn phái này với dòng tộc môn phái khác mà muốn nói lên tính quần chúng sâu sắc. Võ nghệ không chỉ dành riêng cho đấng nam nhi mà ngay cả phái yếu cũng theo đời cung kiếm. Đồng thời khẳng định thế mạnh những nét độc đáo riêng của từng vùng, từng môn phái để rồi hòa quyện, bổ sung cho nhau. Tạo thành sức mạnh tổng hợp, muôn màu muôn vẻ của võ cổ truyền Bình Định.

. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *