Lịch sử hình thành môn võ Muay Thai

Lịch sử hình thành môn võ Muay Thai

Muay Thai (tiếng Thái: มวยไทย, chuyển tự: Muai Thai, IPA: mūɛj tʰāj) là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Người phương Tây gọi môn này là quyền Thái (Thai boxing), tuy nhiên nó khác nhiều so với môn boxing của phương Tây. Môn thể thao này đã hiện diện từ năm 1500, với tên gọi là Muay Boran (Ancient Boxing) dưới triều đại quốc vương Naresuan, tất cả binh lính đều được rèn luyện võ thuật này, xem như điển hình trong cuộc chiến tay không chống trả với địch. Binh sĩ Xiêm La phải ôn luyện thực hành để tranh tài với nhau tại từng địa phương hay từng vùng. Không chỉ riêng Thái Lan mới có có Muay, ở mỗi quốc gia trong khu vực Châu Á cũng có Muay, thế nhưng ở mỗi quốc gia, tên gọi Muay có sự khác biệt. Nhưng cũng có nguồn cho rằng Muay Thai do Nai Khanomtom – một binh sĩ Xiêm La sáng lập khi bị bắt làm tù binh Miến Điện. Khi bi bắt, ông đã được yêu cầu giao đấu với 10 võ sĩ hàng đầu Miến Điện và ông đã thắng toàn bộ bằng cách sử dụng những chiêu thức được học trong quân đội. Người ta cho rằng đấy là trận đấuTharshanning chính thức đầu tiên
•    Ở Campuchia gọi là Kun Khmer, Pradal Serey hoặc Bokator
•    Ở Malaysia gọi là Tomoi
•    Ở Indonesia quốc võ Pencak Silat cũng có vài đòn thế giống Muay
•    Ở Myanma gọi là Lethwei
•    Ở Lào gọi là Muay Lào
•    Ở Việt Nam cũng có môn võ cổ truyền cũng hay sử dụng cùi chỏ và đầu gối…
Riêng về nguồn gốc của Muay xuất phát và khởi nguồn từ quốc gia nào nhưng cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Lịch sử:

Giống với những môn võ trong khu vực Đông Nam Á như Pencak silat hay Arnis, Muay cũng là một hình thức chiến đấu cổ xưa của một đại bộ phận dân tộc được đúc kết qua các cuộc chiến. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh được Muay có nguồn gốc từ đâu.hiện nay sự tranh cãi vẫn nằm trên 4 quốc gia hiện đại là Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Lào.
Những vũ điệu mang tính chất tôn giáo trước giờ khai trận.

Trước khi môn thể thao có đầy đủ tiêu chuẩn thi đấu, thời xa xưa võ sĩ không được mang vật dụng che chở như găng tay. Quả vậy, lúc bấy giờ các đấu thủ sử dụng áo quần của mình bằng vải bạt, hỗ trợ những cú đấm bằng bàn tay theo lối dùng rượu pha nước nóng tẩm lên, giúp đôi tay chai lì, dù cho mục tiêu bị lệch đi, sự đụng chạm sơ sài vào vải bạt tạo ra sự cọ xát và làm bỏng da.

Vào năm 1700, môn thể thao Muay Thai đã phổ biến trong quần chúng, những trại huấn luyện được dựng lên khắp các vùng đất nước. Vào đầu thế kỷ 20, môn thể thao Muay Thái được dân chúng công nhận là một hình thức nghệ thuật và thường được công diễn phục vụ trò tiêu khiển tại các lễ hội, nơi đền đài tráng lệ. Năm 2007, Muay Thái chính thức thi đấu trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2007 diễn ra tại tỉnh Nakhon Ratchasima.

Khi Muay Thai phát triển thành môn thể thao có tổ chức quy củ, luật lệ được hường dẫn khái quát vào năm 1930,đúng tiêu chuẩn của nó, được dựa trên luật quốc tế về môn Quyền Anh. Sức nặng của võ sĩ giới hạn đúng ấn định và một cuộc thi tài chia làm 10 trận đấu, kéo dài từ 5 đến 3 phút, và hai phút cho những võ sĩ tranh tài giữa mỗi hiệp đấu. Võ sĩ yêu cầu được măc quần soọc màu xanh hay đỏ và mang găng tay. Có vài truyền thống được giữ lại: ngay cả ngày nay, mặc dù võ sĩ không mang giày, nhưng họ yêu cầu đôi chân của họ được bao bọc kỹ càng.
Trận đấu theo nghi thức tôn giáo
Muay Thai là môn thể thao có tính cách tầm linh và theo đúng nghi thức tôn giáo cao cả. Võ sĩ được các vị sư dạy dỗ tài nghệ, ban cho một danh xưng riêng, được sát nhập vào các danh sách các đệ tử thọ giáo nơi võ đường. Trước giờ giao đấu, các võ sĩ phải tắm sạch toàn thân, ngoài tóc thì họ phải cạo sạch lông trên cơ thể, họ sẽ được xoa bóp khắp cơ thể bằng một loại dầu đặc biệt. Các võ sĩ tranh tài cúi mình cung kính quay về hướng nơi mình chào đời (nghi thức này được gọi là Ram Muay), sau đó quay theo bốn hướng, để tỏ lòng tôn kính các bậc thầy cố sức huấn luyện và thần linh võ đài (nghi thức này được gọi là Wai Kru).

Để bổ sung cho tiếng kèn ô-boa của người Thái, có nhạc khí như đánh trống, khiến các võ sĩ nhảy múa một cách chậm rãi quanh võ đài, bằng cách đều chỉnh những động tác tỏ lòng biết ơn và cũng được phục vụ việc khởi động để chuẩn bị trận đấu. Mỗi một võ sĩ có động tác riêng về vũ điệu của mình, được nhập vào những cử động biểu lộ nghi thức tôn giáo từ những hoạt động nơi vũ môn mình được huấn luyện.
Mặc dù hiện thời không thấy rõ, nhưng võ sĩ Thái mỗi lần lên đài đều quấn một sợi dây thừng nhỏ quanh đầu của mình đúng như truyền thống. Theo niềm tin xa xưa, sợi dây thừng quấn quanh đầu võ sĩ có thể cất đi trong sàn đấu do các vị hướng dẫn hay các vị sư dạy võ đảm trách, các vị này là người ban phúc lành cho võ sĩ trước khi trận đấu bắt đầu.
Quy tắc trận đấu
Khi hai đấu thủ giao đấu, chỉ còn băng phải quấn hai tay và một tượng Phật nhỏ được dính vào tay để hộ mệnh, nhờ các thần thánh thiêng liêng che chở. Tất cả mọi bộ phận cơ thể được sử dụng trong các miếng võ của Muay Thái – cú đấm nảy lửa, dùng đầu gối tấn công địch thủ ngay sườn, bụng và hông, dùng chân nhảy đá song phi – tất cả làm cho đối phương đo ván. Mặc dù những cú đấm xem như thứ vũ khí tiện lợi nhất, nhưng đạt nhiều điểm thưởng lại do sự đánh giá trong việc ứng dụng đầu gối hạ đối phương.

Dùng khuỷu tay là đòn ấn tượng đánh gục đối thủ, dùng sức lao thẳng đến trán cao của địch thủ, thích hợp hơn nhắm vào đôi mắt của địch thủ, như thế phải làm đối phương yếu thế. Những cú đánh có thể gây cho đối thủ tử vong, đặc biệt nhất những cú đánh vào cổ đối phương.


Muay tại Thailand

Trên thế giới, hầu hết mọi người biết đến Muay qua các trận đấu đối kháng kịch liệt. Nhưng thực chất Quốc Võ của Thailand có những bài quyền cổ với các đòn thế ác hiểm, hiệu quả và rất đặc trưng. Chúng Ta có thể được chiêm ngưỡng các đòn thế này thông qua các bộ phim như serie Ong-Baktruy tìm tượng phật  của diễn viên Tony Jaa, phim Kickboxer có sự tham gia của diễn viên Jean Claude van Damme .v.v.

Ở Thái Land, tao có thể thấy hầu hết các địa Phương, vùng quê đều có rất nhiều lò võ, và hiện này rất nhiều người nước ngoài xin học tại các lò này. Trẻ em nghèo ThaiLand thường coi Muay Thai như 1 môn võ thoát nghèo. Các em tập luyện từ lúc bé, và tham gia các trận đấu ngay từ khi 6-7 tuổi thậm chí còn trẻ hơn. Chính vì vậy, Cuộc đời các võ sĩ Muay Thai họ có bề dày thành tích lên đến hàng trăm trăm trận đấu. Võ sĩ nổi tiếng nhất hiện tại của Thailand là BuaKaw

Thủ đô Bangkok cũng có 2 sân vận động lớn tổ chức các trận đấu định kỳ trong tuần là Sân vận động Rachadamnoen và Sân vận động Lumphini


Muay tại Việt Nam

Mặc dù mới du nhập được vài năm, nhưng phong trào tập Muay đã nhánh chóng phát triển VN. Đặc biệt là trong miền nam, có thể kể chính là TP Hồ Chí Minh. Tại các giải đấu cấp châu lục, quốc tế, chúng ta cũng đã đào tạo được các vận động viên chất lượng và gây tượng tiếng vang với bạn bè Quốc Tế. Tiêu biểu có thể kể đến võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất hay Nguyễn Ngô Triều Nhật

Võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất (góc trái)

VÕ TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH – VÕ ĐƯỜNG HÀ TRỌNG KHA VY

                                                                       Thầy Hà Trọng Kha Vy

Hotline: Thầy Hà Trọng Kha Vy: 0989 67 93 94

Địa chỉ: Đình An Hội, đường Cây Trâm, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. (gần trường tiểu học Lương Thế Vinh)

Thời gian mở cửa: từ Thứ Hai đến Chủ Nhật (trừ tối Chủ Nhật).

Facebook: Võ Tây Sơn Bình Định – Võ Đường Hà Trọng Kha Vy

 

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *