Tiểu sử chưởng môn Hà Trọng Ngự

Tây Sơn Bình Định – Hà Trọng Ngự

Võ sư Hà Trọng Kha Vy,dạy võ Bình Định ở tphcm, day vo binh dinh o hcm, vo binh dinh hcm, dạy võ tự vệ ở tphcm, vo tu ve, vo tu ve hcm, day vo de tu ve, dạy võ tự vệ, dạy võ Muay thái ở tphcm, day vo muay thai hcm, dạy muay thái, day muay thai tu ve, Dạy quyền anh ở tphcm, day quyen anh hcm, dao tao quyen anh hcm, quyền anh sài gòn, lò luyện quyền anh sài gòn, trường dạy quyền anh, trung tâm võ thuật hcm, trung tâm dạy võ Sài Gòn
Võ sư Hà Trọng Kha Vy

Ông là người Bình Định thành công trong giới võ thuật ở đất Sài Gòn với môn phái Việt Nam Võ Ta – Tây Sơn Bình Định. Võ đường của ông nằm trong một ngôi chùa ở quận Gò Vấp (TP.HCM), nơi ấy không những đông thanh niên mộ võ đến học mà còn có cả những ông già tóc bạc trắng mến võ Tây Sơn – Bình Định tìm đến “tầm sư học đạo”. Đó là võ sư Hà Trọng Ngự, chưởng môn phái Việt Nam Võ Ta – Tây Sơn Bình Định…

6 tuổi, khai tâm học võ

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất võ, Hà Trọng Ngự bước vào nghiệp võ lúc 6 tuổi. Cha ông cũng là một võ sư nên chọn ngày giờ để cúng Tổ một bộ thủ dĩ (một đầu heo) ra mắt Thánh Tổ làm lễ nhập môn, khai tâm học võ, do thúc bá của ông là võ sư Hà Trọng Sơn làm sư phụ chính.

Vốn có tư chất thông minh và năng khiếu bẩm sinh nên cậu bé Hà Trọng Ngự tiến bộ rất nhanh. Những chiêu thức của môn phái đã được cậu lĩnh hội và nhập tâm.


Võ sư Hà Trọng Ngự.

Thời đó, dọc một dải miền Trung, danh tiếng võ sư Hà Trọng Sơn và các học trò Hà Trọng Ngự, Hà Trọng Khánh… đều khiến dân trong nghề và giới hâm mộ võ thuật kính nể.

Năm 1970, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Hà Trọng Ngự có một trận đấu vang danh. Trận đó ông đấu với võ sĩ Trọng Dũng là một học trò của võ sư Trọng Đãi – đấu thủ năm xưa của thầy mình. Cả 2 người đều trạc tuổi nhau. Với những thế đánh của môn phái Thiếu Lâm Bắc Phái, Trọng Dũng liên tiếp ra những đòn chân mạnh mẽ, tấn công Hà Trọng Ngự.

Ngự điềm tĩnh, chuyển bộ, xoay mình tránh né và phản công những đòn tay, chân hiểm hóc. Suốt trận đấu cả hai đều ăn miếng trả miếng. Sau 3 hiệp đấu, họ hòa nhau. Đây là trận đấu hay và cũng là trận đấu sau cùng của ông.

Nghiệp võ lưu truyền

Năm 1972, võ sư Hà Trọng Ngự mở võ đường tại quê nhà. Khi ấy ông 25 tuổi. Ông vừa dạy võ vừa học thêm võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự.

Ông đã đào tạo được 24 võ sư, 17 chuẩn võ sư, nhiều HLV trung cao cấp, hàng nghìn võ sĩ và trên 10 nghìn võ sinh. Trong đó, nổi bật nhất là 4 học trò của ông đã từng vô địch nhiều năm của hai môn phái cổ truyền và quyền anh.

Một người chính là em ruột của ông – võ sư Hà Trọng Khánh (hiện dạy võ ở tỉnh Đắk Lắk). Một người là Hồ Đắc Sơn – võ sĩ của đội tuyển võ thuật cổ truyền TP Quy Nhơn, Bình Định lúc trước.


“Người học võ cần lấy đức làm đầu, sự nhẫn nại là căn bản trong đối nhân xử thế. Có như vậy mới thành công”.

Anh vô địch nhiều năm liền với hai môn võ cổ truyền và quyền anh, tham dự SEA Game 16 môn quyền anh và được Tổng cục TDTT phong là kiện tướng quốc gia. Hai người còn lại chính là con trai của ông: Hà Trọng Kha Ly và Hà Trọng Kha Vy.

Tháng 6/1997, võ sư Hà Trọng Ngự rời quê vào TP Biên Hòa, Đồng Nai sinh sống. Ông mở lớp dạy võ ở phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa. Thời gian sau, ông đã gây dựng được 4 phòng tập tại 4 phường: Tân Hiệp, Hố Nai, Tân Biên, Trảng Dài (Biên Hòa). 4 phòng tập này đều do các học trò của ông đứng lớp. Thời gian sau, gia đình ông chuyển lên TP.HCM.

Tháng 11/2007, ông khai trương võ đường Hà Trọng Ngự môn phái Việt Nam Võ Ta – Tây Sơn Bình Định tại chùa Đồng Hiệp, phường 8, quận Gò Vấp. Đệ tử khóa học đầu tiên này chính là các thầy tu và chú tiểu của chùa. Tại đây, đích thân ông dạy và huấn luyện cho các đệ tử cả 2 môn: võ cổ truyền và quyền anh.

Nhiều năm liền ông từng làm trọng tài giám định, giám khảo quốc gia về võ cổ truyền. Ngày 5/2/2009, ông có quyết định bổ nhiệm làm phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu – ứng dụng võ thuật M.C TP.HCM.


Võ sư Hà Trọng Ngự (người thứ 3 từ phải sang) và các đệ tử tại võ đường.

Ngày 9/9/2009, ông chính thức tiếp nhận ấn tín và chức chưởng môn phái Việt Nam Võ Ta – Tây Sơn Bình Định.

Tháng 10/2009, ông được gia nhập Tổng hội võ thuật thế giới. Phòng tập của ông chẳng những có ở Đắk Lắk, Đồng Nai, TP.HCM, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn có mặt tại Na Uy và Mỹ.

Nhiều năm bôn ba học tập, rèn luyện và lăn lộn ở các sàn đấu, điều đọng lại trong ông là chữ đức. Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Người học võ cần lấy đức làm đầu, sự nhẫn nại là căn bản trong đối nhân xử thế. Có như vậy mới thành công”.

Tiều phu đả hổ

Gần 200 năm trước ở khu vực Núi Bà, huyện Phù Cát, Bình Định, có xuất hiện một con cọp 3 chân “thành tinh” hung dữ, đã ăn thịt nhiều người dân.

Bữa nọ, có một ông tiều phu đốn củi rất giỏi võ, đang gánh củi về lúc trời xẩm tối thì bị con cọp này nhảy tới vồ. Ông lão rút cây đòn xóc (nhọn 2 đầu) làm vũ khí chiến đấu với hổ nhiều giờ trong hang núi. Sau đó, con cọp hung dữ kia bị thương chạy mất không thấy trở lại nữa. Ông tiều cũng thương tích đầy mình.

Ông tiều phu giỏi võ ngày ấy đã tự ghi chép lại những thế mãnh hổ đã dùng, hệ thống lại thành bài và sáng tác ra bài “Quyền 3 chân hổ”.

Không ai nhớ ông tiều ấy tên gì, nhưng dân làng quanh khu vực Núi Bà (nơi có rất nhiều cọp, tới ngày giải phóng vẫn còn) rất biết ơn ông vì nhờ bài quyền mà họ thoát hiểm khi đụng cọp dữ.


Hà Trọng Kha Vy, người nối nghiệp võ và truyền nhân của “Quyền 3 chân hổ”.

Võ sư Hà Trọng Sơn đã may mắn học được bài quyền ấy và truyền đạt lại cho võ sư Hà Trọng Ngự.

Bài quyền ấy có lời thiệu: “Tả hữu, diện tiền bái tổ sư/ Chúa sơn lâm vung đôi hổ trảo/ Vờn bóng nguyệt, đảo sơn di hải/ Phá âm dương, xoay chuyển càn khôn/ Đảo sơn cước, tiền môn phá trận/ Chuyển bàn long, trá tẩu ẩn hình/ Vươn oai hổ ba chân đả diện/ Vuốt sơn lâm, tả hữu vờn mồi/ Tung thiết trảo đảo sơn tọa thạch/ Tấn song phi, trấn bộ lưỡng biên/ Vồ tam thế, hồi quy hạc tập/ Đảo lưỡng quyền lập bộ như tiền”.

Khổ luyện

Trong quá trình huấn luyện võ công cho võ sư Hà Trọng Ngự, “Hùm xám miền Trung” Hà Trọng Sơn đã chỉ sơ qua cho Ngự những nét cơ bản về “Quyền 3 chân hổ”.

Mãi tới năm võ sư Ngự được 39 tuổi và dạy võ ở Quy Nhơn thì “hùm xám” xuống thăm và kiểm tra thấy Ngự đã nhuần nhuyễn những nét cơ bản ấy, ông mới dốc lòng truyền dạy. Một tháng ròng rã võ sư Ngự mới học xong.

Ông Sơn bắt Ngự dùng sạn đổ vào một cái chảo to, có hòa lẫn thuốc võ vào rồi bắc trên lửa xào nóng. Kế đó Ngự phải luyện hổ trảo bằng cách dùng hai tay bấu, hốt cho tay chai lại, có độ cứng… Ấy cũng bởi vũ khí của hổ là vuốt. Chụp được mồi, xé mồi, cắn mồi được cũng chính là vuốt.

Bên cạnh đó phải luyện tấn pháp thật vững vàng. Tất cả đều phải tuân thủ theo quy ước: “Song thủ ngũ hành vi căn bản/ Lưỡng túc bát quái vi căn” (Tập tay phải lấy ngũ hành (kim mộc, thủy, hỏa, thổ) làm căn bản, còn tập tấn dùng 2 chân, phải lấy bát quái làm căn bản).

Thời “Hùm xám” tập luyện thường ngâm mình trong thuốc mã tiền đựng trong một cái lu lớn. Thuốc hiếm nên võ sư Ngự dùng thùng đạn ngâm thuốc rồi đút 2 chân, 2 tay vào thùng, sau đó thoa thường xuyên. Khi tay đã chai cứng phải chụp vô thân cây chuối, vào bao cát, lốp bánh xe để tay thêm sắc bén.

Muốn thân pháp nhún nhảy như hổ thì phải đào một cái hố có chu vi 1m2, sâu tùy mức độ (bằng ngực, nách). Nhảy cao bao nhiêu thì hố càng sâu hơn. Khi nhảy cao được rồi, phải cột 2 vật nặng vào 2 chân, khi xưa là cát, bây giờ là chì. Đầu tiên trọng lượng vật nhẹ, khi nhảy lên cao thì tăng lên, nặng nhất là mỗi chân phải mang 10kg. Sau khi luyện thành công thì võ sĩ đó có thể nhảy cao đến 2m.

Trong số những võ sĩ đẳng cấp học bài quyền này, ngoại trừ em ruột – cũng là đệ tử của võ sư Hà Trọng Ngự là võ sư Hà Trọng Khánh thì chỉ có con trai của võ sư Ngự là Hà Trọng Kha Vy (28 tuổi) tập thành công bài quyền này. Anh cũng là người kế nghiệp võ của võ sư Hà Trọng Ngự.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Twitter
LinkedIn

One Response

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *